12/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội có triển vọng đạt

12/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội có triển vọng đạt
TP - Báo cáo tại phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 28/9, ông Nguyễn Chí Dũng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trong tổng số 14 chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2014, dự báo 12 chỉ tiêu có triển vọng đạt và vượt kế hoạch. Có 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt kế hoạch là tạo việc làm, 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Để đạt kết quả đã đề ra, trong những tháng cuối năm cần nỗ lực rất lớn của tất cả các ngành, các cấp. Riêng đối với tăng trưởng GDP, để đạt chỉ tiêu tăng 5,8%, cần tập trung cao nhất mọi khả năng để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xây dựng, đất đai... nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.


Thẩm tra về báo cáo kinh tế, xã hội của Chính phủ năm 2014 trong phiên họp toàn thể; nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã thoát đáy, nhưng tốc độ tăng trưởng đi lên còn quá chậm do chưa có những tiến bộ, đột phá để mạnh mẽ đi lên.

Về chỉ tiêu năm 2015, Chính phủ dự kiến GDP tăng khoảng 6,2%; trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP tăng khoảng 5%; CPI tăng 5%. Để thực hiện chỉ tiêu trên, Chính phủ khẳng định tiếp tục thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển và đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Trong đó, đẩy mạnh cổ phần hóa, bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ (gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả theo nguyên tắc thị trường).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.