100 nghệ nhân thả hồn cùng ngàn năm Thăng Long

100 nghệ nhân thả hồn cùng ngàn năm Thăng Long
TP - Cùng bức tranh Ước nguyện ngàn năm Thăng Long của Cty XQ Việt Nam, một bức tranh khổng lồ khác mang tên Cội Xưa do 100 nghệ nhân làng thêu Văn Lâm - Hoa Lư - Ninh Bình thực hiện, dự định trưng bày tại Hà Nội dịp kỷ niệm nghìn năm.
100 nghệ nhân thả hồn cùng ngàn năm Thăng Long ảnh 1
Phác thảo bức tranh


Cội Xưa
có kích thước 5,5 x 31m mô tả phong cảnh cố đô Hoa Lư và các mốc lịch sử quan trọng qua triều đại Đinh - Tiền Lê - Lý, trước khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long. Phần một diễn tả sự ra đời của nhà nước Đại Cồ Việt, phần hai dành cho phong cảnh cố đô Hoa Lư với đền Đinh Tiên Hoàng và đền Lê Đại Hành. Phần ba là toàn văn Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.

Bức tranh do Cty TNHH Thủ công mỹ nghệ - Xuất nhập khẩu Cội Xưa (Ninh Bình) chủ xướng thực hiện. Một trong những mục tiêu mà bà chủ 8X Phạm Thị Hoài đặt ra là khôi phục phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề thêu ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Nghề thêu Văn Lâm được cho là đã tồn tại 800 năm nay.

“Chính vì vậy bức tranh thêu Cội Xưa không đơn thuần là một vật phẩm mỹ nghệ. Chúng tôi coi bức tranh là lời chào, lời giới thiệu rõ ràng và chân thực nhất của làng nghề thêu ren truyền thống Văn Lâm gửi tới những người yêu nghệ thuật thêu tay”- Phạm Thị Hoài nói.

100 nghệ nhân của làng nghề Văn Lâm đã được huy động và ngồi thêu từ tháng 3 năm ngoái. Khi hoàn thành bức tranh vào cuối tháng 5 này và phải mất tới hai vạn ngày công, trọng lượng phần vải khoảng 1,2 tấn.

Ông Phạm Quốc Bản - Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội cho biết, trong thời chống Mỹ, Ninh Bình là nơi phần lớn lính Hà Nội đồn trú trước khi tiến vào Nam. “Mỗi nhà dân cưu mang cả tiểu đội lính Hà Nội, bằng tất cả những gì họ có. Dù 40 năm trôi qua chúng tôi trở lại vẫn thấy ngôi nhà của họ không thay đổi gì, họ vẫn hướng về Hà Nội. Hàng trăm tay kim thêu bức tranh mừng Thăng Long ngàn tuổi mà họ không yêu cầu đòi hỏi gì. Tấm lòng ấy thật đáng quý!”.

Kinh phí thực hiện bức Cội Xưa không phải từ TP Hà Nội mà là nguồn xã hội hóa, do Cty Cội Xưa đứng đầu. Theo ông Phạm Quốc Bản, nếu được trưng bày ở Hà Nội, nên đặt tranh gần tượng đài Lý Thái Tổ, để ngụ ý rằng Lý Thái Tổ đã từ non nước Hoa Lư mà ra đến Thăng Long này.

Phác thảo phần hai của bức tranh được doanh nhân Phạm Thị Hoài đưa ra Hà Nội nhằm trưng cầu ý kiến của các nhà văn hóa, mỹ thuật. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khen: “Vóc liễu mình mai mà trí lự cao thật! Dám làm cả bức tranh dài hơn 30m”.

Theo ông Phúc, những chi tiết trên bức tranh khá trung thực và đẹp tuy còn vài chỗ cần chỉnh sửa. Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo cũng đánh giá cao Cội Xưa: “Nếu là họa sỹ chuyên nghiệp, họ sẽ vẽ khác. Đó là điều đáng quý của bức tranh. Cội Xưa có lối vẽ của dân gian Việt Nam, màu và chất liệu đều của truyền thống”.

MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.