Trước khi hai chiếc máy bay tuần thám hiện đại nhất Việt Nam này cất cánh, đại tá Võ Đức Minh- Phó tham mưu trưởng lực lượng Phòng không Không quân đồng thời là chỉ huy trưởng lực lượng Không quân tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, đã có cuộc họp nhanh tại sân bay với các đội bay.
Theo bản đồ hướng bay, hai chiếc CASA ngoài nhiệm vụ kiểm soát an ninh tàu của các nước hoạt động tại khu vực được cho máy bay mất tích, còn thực hiện mở rộng tìm kiếm bằng "mắt thần" được gắn phía dưới máy bay.
Khu vực nơi CASA 212 mang số hiệu 8981 tiếp cận
Chiếc CASA đầu tiên lăn bánh trên đường băng thực hiện nhiệm vụ.
Chiếc CASA thứ 2 mang số hiệu 8982.
Cũng vào sáng nay, tại sân bay Cà Mau, hai trực thăng Mi 171 mang số hiệu 04 và 8431 của Trung đoàn 917, Sư đoàn 370, thực hiện lệnh cất cánh. Một chiếc tìm kiếm mở rộng ở vị trí phía Tây Côn Đảo, cách bờ biển Sóc Trăng 180 km. Chiếc còn lại đến vùng biển khu vực Hòn Chuối- Bãi Cạn (Nhà dàn DK10).
Đại tá Trần Văn Lâm, Sư đoàn phó không quân trực đài chỉ huy tại Sân bay Cà Mau cho biết: "Chúng tôi mở rộng vùng tìm kiếm theo chỉ đạo cấp trên. Hai chiếc trực thăng sẽ hoạt động bay khoảng 4 giờ liên tục và sẽ cung cấp thông tin cho báo chí ngay sau đó".
Máy bay trực thăng cất cánh tại sân bay Cà Mau.
Cũng vào sáng nay, 2 máy bay AN -26 mang số hiệu 286 và 261 của Quân chủng phòng không Không quân Việt Nam đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) ra khu vực tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, dự kiến hoạt động khoảng 2h.
Hai máy bay này sẽ hoạt động tìm kiếm tại tọa độ dự kiến 8 độ 00 đến 9 độ 00 (vĩ độ); từ 102 đến 103 độ (kinh độ), cách sân bay Cà Mau 150 đến 300 km.
Ngoài ra, còn có máy bay AN – 26 mang số hiệu 287 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đến phía nam TP. Rạch Giá (Kiên Giang) để làm nhiệm vụ chuyển tiếp liên lạc từ khu vực tìm kiếm đến Sở chỉ huy tiền phương tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.