'Mở' hơn đón kiều bào về nước đầu tư

'Mở' hơn đón kiều bào về nước đầu tư
TP - Ngày 1/8, tại cuộc gặp gỡ báo chí, trước chương trình gặp gỡ doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nhân trong nước lần thứ 2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao-Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn cho biết, cần tạo cơ chế thông thoáng hơn để hút lượng kiều hối về nước.

> Kiều bào mong đóng góp khi về thăm quê hương
> Đoàn kiều bào dự Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo ông Sơn, 5 năm qua, lượng kiều hối tăng 10-15%/năm. Năm 2011, lượng kiều hối gần 10 tỷ USD, đến năm 2012 đã khoảng 10,5 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng thứ 7 trong số 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất. Đến nay, có 51/63 tỉnh thành trong cả nước có dự án đầu tư của hơn 3.600 doanh nghiệp của kiều bào, tổng vốn tới 8,6 tỷ USD.

Phần lớn các doanh nghiệp Việt kiều từ các nước như Mỹ, Canada, Úc, Nga, Pháp, Hà Lan, Séc... Trong đó, kiều bào ở Mỹ đóng góp nhiều nhất, chủ yếu vào lĩnh vực thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, phần mềm, sản xuất hàng xuất khẩu, nuôi trồng, chế biến hải sản.

Ông Sơn cũng lưu ý, hiện nay, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài chính là cầu nối, để tăng cường hàng xuất khẩu trong nước ra nước ngoài, nhất là hàng nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp nhẹ... Mặt khác, dù nhiều doanh nhân Việt kiều muốn đầu tư về nước, nhưng nhiều địa phương còn rườm rà, nặng thủ tục, văn hóa “phong bì”, “bôi trơn”.

Dự kiến chương trình gặp gỡ “Liên kết sức mạnh doanh nhân Việt - Cơ hội hợp tác đầu tư” diễn ra từ ngày 6 đến 9/8, tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, và sự kiện này thu hút 235 doanh nhân Việt kiều đến từ hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, cùng khoảng đại diện 100 doanh nghiệp trong nước.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.