Thủy điện và những hệ lụy

Những gốc cây cổ thụ tại rừng phòng hộ Sông Tranh bị đốn hạ vào cuối tháng 3-2012. Ảnh: Nguyễn Thành
Những gốc cây cổ thụ tại rừng phòng hộ Sông Tranh bị đốn hạ vào cuối tháng 3-2012. Ảnh: Nguyễn Thành
TP - Phá rừng, dân bị đẩy vào vùng tái định cư nguy hiểm, mưa góp lũ, nắng gây hạn…, những hậu quả để lại sau khi hàng trăm thủy điện không mới.

Nhưng khi đập Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ, một túi nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu vùng hạ du Vu Gia – Thu Bồn thì giọt nước đã tràn ly.

Người dân, giới chuyên gia yêu cầu phải thay đổi trước khi quá muộn cho một, hay nhiều thảm họa chực chờ.

Những gốc cây cổ thụ tại rừng phòng hộ Sông Tranh bị đốn hạ vào cuối tháng 3-2012. Ảnh: Nguyễn Thành
Những gốc cây cổ thụ tại rừng phòng hộ Sông Tranh bị đốn hạ vào cuối tháng 3-2012. Ảnh: Nguyễn Thành .

Việc tái định cư (TĐC) của thủy điện Sông Tranh 2 đẩy hơn 340 hộ dân vào rừng sâu đã khiến rừng phòng hộ Sông Tranh 2 bị tàn phá nghiêm trọng. Thôn 5, xã Trà Bui nằm ở bìa rừng phòng hộ Sông Tranh, người dân TĐC lên đây vẫn phải sống trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn vì không có đất sản xuất.

Một số hộ như Hồ Văn Khấm, Hồ Văn Minh, Hồ Văn Tuấn bỏ hoang nhà cửa TĐC để đi tìm chỗ ở mới. Toàn bộ dân ở thôn 5 không có đất sản xuất, người dân buộc phải vào rừng canh tác, khiến tình trạng phá rừng trở nên trầm trọng.

Anh Hồ Văn Hùng (29 tuổi, dân thôn 5), bức xúc: “Ở nơi cũ, dân có ruộng, có rẫy để canh tác. Lên đây, chỉ được cấp nhà, người dân không có đất sản xuất nên phải phá rừng. Cả thôn 5 này, không hộ nào là không phá rừng. Chỉ khi nào có đất sản xuất thì người dân mới thôi phá rừng!”.

Gia đình anh Hùng có 5 nhân khẩu, tái định cư lên thôn 5 Trà Bui từ năm 2008, được đền bù 30 triệu đồng. Anh sắm xe máy, vật dụng trong nhà chẳng mấy chốc đã hết sạch. Hai vợ chồng phải làm đủ thứ nghề và bất chấp lệnh cấm phá rừng làm nương rẫy. Hầu hết các hộ TĐC tại thôn 5 và thôn 6 Trà Bui đều lâm vào tình trạng như vậy. Người dân chỉ có cách phá rừng.

Theo BQL Rừng phòng hộ Sông Tranh, từ năm 2006 trở về trước, khi chưa khởi công nhà máy thủy điện Sông Tranh 2, công tác bảo vệ rừng không khó khăn vì người dân sở tại sống ổn định có đất đai, ruộng vườn, không chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ trái phép.

Hằng năm, chỉ xảy ra một vài vụ nhỏ. Tuy nhiên, từ sau khi Thủy điện Sông Tranh 2 khởi công xây dựng thì năm 2007, BQL Rừng phòng hộ Sông Tranh 2 đã phát hiện và xử lý 6 vụ khai thác gỗ trái phép thu 7,7m3 gỗ xẻ và có 9 hộ chặt phá rừng làm rẫy với diện tích hơn 2,8ha.

Đến nay, sau 6 năm xây dựng Thủy điện Sông Tranh 2, diện tích rừng phòng hộ Sông Tranh đã mất hơn 46 ha mà nguyên nhân chính vẫn là dân vùng TĐC bị đẩy sâu vào vùng lõi rừng phòng hộ.

“Từ năm 2007 đến nay, chúng tôi đã xử phạt 128 lượt người dân vùng TĐC Thủy điện Sông Tranh 2 xâm phạm rừng phòng hộ, tịch thu gần 700m3 gỗ. Riêng năm 2011 đến nay, có 17 trường hợp người dân bị phạt hành chính. Sức ép do thiếu lương thực, đất sản xuất buộc người dân phải phá rừng”, ông Nguyễn Vĩnh Hiền, Phó Giám đốc BQL rừng phòng hộ Sông Tranh 2 cho biết.

Cũng theo ông Hiền, để bảo vệ rừng phòng hộ Sông Tranh cần sớm bố trí đất sản xuất cho người dân vùng TĐC, và cấp bách nhất phải tiến hành di dời dân khỏi vùng lõi rừng phòng hộ.

BQL cũng đã kiến nghị di dời 40 hộ dân nằm tại vùng lõi thuộc thôn 6 xã Trà Bui, giải quyết cấp đất cho 340 hộ TĐC và các hộ tự do, mỗi hộ từ 1,5 - 2 ha để nhân dân sản xuất. Tuy nhiên, đến nay kiến nghị này vẫn chưa được các cơ quan chức năng phê duyệt.

Rừng Sông Tranh bị tàn phá. Ảnh: Nguyễn Thành
Rừng Sông Tranh bị tàn phá. Ảnh: Nguyễn Thành.

Thủy điện sông Bung cũng phá!

Trên đường vào Nhà máy Thủy điện sông Bung 4 (thôn Tà Lừa, xã Tà Bhling, Nam Giang) đang được thi công, hai bên đường những vạt rừng trơ trắng. Trên cái nền màu xanh bạt ngàn của rừng Trường Sơn, từng mảng trắng của đất đá lan ra ngày càng rộng.

Để thực hiện xây dựng nhà máy, đập và những công trình phụ trợ, người ta chấp nhận hy sinh vô số những khoảnh rừng nguyên sinh hoặc rừng phòng hộ. Khi bắt đầu khởi công thủy điện sông Bung 4, nạn phá rừng ở vùng giáp ranh Nam Giang - Tây Giang đã đi đến hồi báo động.

Tuy nhiên, lâm tặc vẫn phải sử dụng đường sông để tuồn gỗ về xuôi do chưa… có đường. Từ khi các thủy điện mọc lên, đường công vụ thênh thang, lâm tặc sử dụng luôn những con đường này chuyển gỗ.

Trước nạn tàn phá rừng nghiêm trọng ở Quảng Nam, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra, nắm bắt kỹ thông tin về nạn phá rừng, khai thác gỗ trái phép ở các khu vực quanh nhà máy thủy điện.

Theo đó, những thủy điện như A Vương (Đông Giang), Sông Bung 2,4 (Nam Giang), Sông Tranh 2, Đăk Mi 4 (Phước Sơn)… và hàng chục thủy điện khác đều nằm trong tầm ngắm.

Bộ NN&PTNT phải báo cáo bằng văn bản về thực trạng này trước ngày 20-4 lên Thủ tướng. Không phải ngẫu nhiên mà trong bất kỳ cuộc họp báo hoặc họp HĐND tỉnh Quảng Nam, vấn đề nóng hổi nhất chính là phá rừng.

Năm 2010, Kiểm lâm Quảng Nam phát hiện và lập biên bản 1.581 vụ phá rừng; khởi tố, chuyển hồ sơ vi phạm để điều tra truy tố 11 vụ, tịch thu 856m3 gỗ tròn, 1.964 m3 gỗ xẻ và nhiều loại phương tiện khác, thu nộp ngân sách 17,7 tỷ đồng.

Sở NN&PTNT cho hay, từ tháng 9-2011 đến nay, tại huyện Phước Sơn phát hiện 27 vụ vi phạm, tạm giữ gần 100 m3 gỗ, khởi tố 2 vụ. Hạt kiểm lâm Đông Giàng lập biên bản 19 hộ dân tại khu TĐC Cút Chrun chặt hạ cây rừng tự nhiên với diện tích 10ha để lấy đất sản xuất.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG