Tờ Sydney Morning Herald đã liệt kết hàng loạt những thông tin được hé lộ từ cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Trung Quốc có 21 vệ tinh trong vũ trụ
Cuộc tìm kiếm máy bay mất tích đã tiết lộ nhiều thông tin về nguồn lực trong không gian của Trung Quốc. Để hỗ trợ cuộc tìm kiếm, Trung Quốc đã triển khai 21 vệ tinh rà soát khắp lãnh thổ nước này. Việc Trung Quốc đang có ít nhất 21 vệ tinh là một sự thật đáng ngạc nhiên.
Sức mạnh quân sự của các nước
Cuộc tìm kiếm quy mô lớn đối với máy bay mất tích đã cung cấp những thông tin quan trọng về sức mạnh quân sự của các nước.
Ví dụ, Trung Quốc đã điều hơn 10 tàu tham gia cuộc tìm kiếm 239 người trên máy bay mất tích, trong số này có 154 người Trung Quốc.
Trong khi đó, hơn 20 quốc gia đã đầu tư nguồn lực quân sự vào chiến dịch xác định vị trí máy bay mất tích.
Australia, Bangldesh, Brunei, Campuchia, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Myanmar, New Zealand, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Anh, Mỹ và Việt Nam cũng giúp sức tìm kiếm máy bay.
Một ngày sau khi máy bay mất tích, BBC đưa tin, 40 tàu và 34 máy bay từ 9 nước đã tham gia cuộc tìm kiếm.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Obama nói, cuộc tìm kiếm máy bay mất tích là ưu tiên hàng đầu của Mỹ và nước này có thể trợ giúp với mọi nguồn lực, gồm cả FBI.
Dùng hộ chiếu giả để đi lại không khó
Hai hành khách đã dùng hộ chiếu đánh cắp để lên chuyến bay MH370. Ai biết nó lại được dùng dễ dàng như thế nào?
Sau vụ tấn công khủng bố 11/9, Tổ chức Cảnh sát Quốc tế (Interpol) đã đưa ra một dữ liệu toàn cầu về các hộ chiếu bị mất hoặc bị đánh cắp.
Dữ liệu này cho phép các nhân viên nhập cư và kiểm soát biên giới xác minh tính hiệu lực của hộ chiếu trong vòng vài giây.
Tính đến tháng 3/2014, dữ liệu trên chứa đựng các thông tin của hơn 40 triệu giấy tờ đi lại (hộ chiếu, thị thực, chứng minh thư) được thông báo là mất hoặc bị đánh cắp ở 167 người. Điều lạ lùng là nhiều nước hầu như chả dùng gì tới dữ liệu này.
40% số hộ chiếu không được đối chiếu với dữ liệu của Interpol, giáo sư Brian Lovell thuộc đại học Queensland cho hay.
Australia là nơi giữ bí mật về MH370?
Malaysia đã cầu cứu Mỹ tiết lộ dữ liệu từ các vệ tinh gián điệp được lưu trữ tại căn cứ quân sự Mỹ ở ngoại ô Alice Springs ở Northern Territory.
Dù Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein không đề cập cụ thể tới căn cứ trên thì báo New Straits Times của Malaysia cho rằng, quan chức này nói tới căn cứ Pine Gap và Jindalee
Pine Gap là một căn cứ mật của Australia, được thành lập từ năm 1970. Căn cứ này do cả Mỹ và Australia điều hành, tên chính thức của nó là Căn cứ quốc phòng chung Pine Gap. Chính phủ Australia rất ghét phải thừa nhận sự tồn tại của nó
Như vậy, liệu có phải Australia đang cất giữ bí mật về chiếc máy bay mất tích.