Thủ tướng Nhật hé lộ ‘khối kim cương’ kiềm tỏa Trung Quốc trên biển

Thủ tướng Nhật hé lộ ‘khối kim cương’ kiềm tỏa Trung Quốc trên biển
TPO- Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có bài đăng trên tạp chí chính trị kinh tế Project Syndicatte nói về các thách thức an ninh trên biển. Báo Tiền Phong xin lược dịch bài viết này nhân dịp ông thăm VN và các nước ĐNÁ.

> Trung Quốc có thể quân sự hóa vấn đề Biển Đông

> Trung Quốc ngang nhiên phát hành "bản đồ mới về Biển Đông"

> Ấn Độ bắt đầu 'đánh cờ' trên Biển Đông

Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Đại dương - 'hồ nước Bắc Kinh'

Mùa hè năm 2007, phát biểu tại Hội trường Trung tâm của Tòa nhà Quốc hội Ấn Độ, với tư cách là Thủ tướng Nhật Bản, tôi đã nói đến “Sự hội tụ của hai đại dương” - một cụm từ mà tôi đã lấy lại tiêu đề bài viết của Hoàng tử Dara Shikoh của đế quốc Mughal, đã được các nhà lập pháp ủng hộ mạnh mẽ. Năm năm sau, tôi càng tin rằng những gì tôi đã nói là hoàn toàn chính xác.

Hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Thái Bình Dương là vấn đề không thể tách rời đối với sự ổn định, hòa bình và tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương. Sự phát triển của mỗi bên thực sự tác động lớn tới mối quan hệ chặt chẽ của cả khu vực hàng hải này. Nhật Bản, một trong những quốc gia có nền dân chủ lâu đời nhất tại châu Á, luôn đóng vai trò bảo vệ lợi ích chung cho cả hai vùng biển.

Tuy nhiên, Biển Đông dường như đang bị biến thành “hồ nước của Bắc Kinh”, được cho là đủ sâu để quân đội Trung Quốc triển khai tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng phóng tên lửa mang đầu đạn, rồi xây dựng các tàu sân bay đe dọa các nước láng giềng.

Đó là lý do tại sao Nhật Bản không thể đứng yên trước bất cứ động thái mà Trung Quốc gọi là các cuộc tập trận “bình thường” trên vùng biển quần đảo Senkaku (Điếu Ngư - P.V). Những hành động của Trung Quốc không thể đánh lừa được bất cứ ai.

Các hoạt động của tàu hải quân Trung Quốc đi vào vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ của Nhật Bản cũng không thể được bỏ qua. Bằng việc tăng cường sự hiện diện trên vùng biển này thường xuyên, Trung Quốc dường như đang tìm cách thiết lập thẩm quyền của mình xung quanh những đảo, quần đảo mà họ tự nhận là có chủ quyền từ lâu.

Nhật Bản đang ở đây vì thể Biển Đông sẽ được phát triển tích cực hơn. Tự do hàng hải, một vấn đề quan trọng đối với các quốc gia kinh tế như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được kiểm soát hơn trên vùng biển này.

Quan ngại về một những phát sinh trên vùng biển này, tôi đã trao đổi với chính phủ Ấn Độ về sự cần thiết của họ khi cùng với Nhật Bản bảo vệ tự do hàng hải ở trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tôi phải thừa nhận rằng, từ năm 2007 tới nay, tôi đã không dự đoán được sự phát triển của hải quân và sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc lại diễn ra với tốc độ “chóng mặt” như vậy.

Các cuộc tranh chấp trên vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông mà Trung Quốc đang “quấy” nay đã trở thành một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong đó có việc tăng cường tầm nhìn chiến lược quốc gia. Nhật Bản, quốc gia có nền dân chủ về hàng hải đã trở thành đối tác phù hợp của nhiều quốc qua.

Khối kim cương

Tôi đã vạch ra một chiến lược hàng hải trong đó Úc, Ấn Độ, và một phần của Mỹ (tiểu bang Hawaii) sẽ trở thành “khối kim cương”, bảo vệ cộng đồng hàng hải từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Tôi cũng đã chuẩn bị một khoản đầu tư lớn nhất có thể và Nhật Bản cũng sẽ nằm trong “khối kim cương" an ninh này.

Tôi cũng xác định, Úc và Ấn Độ, đối tác của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) từ năm 2007 vẫn sẽ là đối tác của Nhật Bản trong thời gian tới.

Ấn Độ, cường quốc ở khu vực với hòn đảo Andaman và Nicobar ở phía tây eo biển Malacca thực sự là khu vực lớn mạnh (khoảng 40% hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ở đây). Nhật Bản hiện đang tham gia đối thoại song phương với Ấn Độ về vấn đề quân sự.

Nhật Bản cũng đã bắt tay vào các cuộc hội đàm chính thức ba bên trong đó có Mỹ. Chính phủ Ấn Độ cũng thể hiện được tầm nhìn chính trị của mình bằng việc nhất trí với Nhật Bản trong việc thăm dò, khai thác đất hiếm sau khi Trung Quốc đã đưa vấn đề đất hiếm vào vấn đề ngoại giao.

Tôi sẽ mời Anh và Pháp tham gia vào việc tăng cường an ninh châu Á bởi tôi tin nền dân chủ trên các vùng biển sẽ được thay đổi nếu có sự diện diện của họ. Vương quốc Anh hiện đang hướng tới các thỏa thuận quốc phòng đối với một nhóm gồm các nước Malaysia, Singapore, Úc và New Zealand.

Tôi muốn Nhật Bản tham gia vào nhóm này, thực hiện các cuộc đàm phán với các thành viên về quân sự và có thể phối hợp tập trận với các quốc gia ở quy mô nhỏ hàng năm. Trong lúc này, hạm đội Thái Bình Dương của Pháp tại Tahiti tuy ngân sách nhỏ nhưng vẫn luôn thể hiện được sức mạnh của quân đội nước này.

Điều này nói rằng, Nhật Bản sẽ cân bằng về vấn đề an ninh, quân sự với nhiều cường quốc chứ không riêng đối với Mỹ. Trong thời gian Mỹ tái cân bằng chiến lược quân sự tại châu Á Thái Bình Dương, Mỹ cũng cần tới Nhật cũng như Nhật cần Mỹ.

Trong trận động đất, sống thần, thảm họa hạt nhân năm 2011, quân đội Mỹ đã cứu trợ nhân đạo cho đất nước chúng tôi. Quan hệ Mỹ Nhật có thể nói là đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với khu vực mà đối với toàn cầu.

Tôi phải thừa nhận rằng, mối quan hệ của Nhật đối với quốc gia láng giềng Trung Quốc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hạnh phúc của người Nhật Bản. Tuy nhiên, để cải thiện mối quan hệ Trung - Nhật, trước tiên, Nhật Bản phải thắt chặt mối quan hệ với các bên ở Thái Bình Dương, thực hiện đúng các quy tắc pháp luật, tôn trọng quyền của các bên.

Tôi tin chắc rằng trong năm 2013 và những năm tiếp theo, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ thịnh vượng và ổn định hơn.

Nguyễn Thủy (lược dịch)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.