Nghị sĩ Mỹ đề xuất bán vũ khí cho Việt Nam

Vịnh Cam Ranh, nơi cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng tới thăm năm 2012. Ảnh: AFP
Vịnh Cam Ranh, nơi cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng tới thăm năm 2012. Ảnh: AFP
Hai hạ nghị sĩ Mỹ vừa đệ trình dự thảo nghị quyết về tranh chấp hàng hải tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khuyến nghị chính sách về việc bán hoặc chuyển giao vũ khí cho Việt Nam.

Hạ nghị sĩ Randy Forbes thuộc đảng Cộng hòa và Colleen Hanabusa thuộc đảng Dân chủ hôm 31/7 đệ trình một dự thảo nghị quyết lên Hạ viện, nhằm tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tự do đi lại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ. 

Dự thảo nghị quyết dài 16 trang ủng hộ việc Mỹ tập trung nhiều hơn vào châu Á-Thái Bình Dương, chỉ trích các âm mưu cưỡng ép nhằm định đoạt tranh chấp hàng hải, tái khẳng định cam kết đối với liên minh Mỹ - Nhật và các vấn đề khác. 

Trong bản dự thảo, khuyến nghị chính sách thứ 13 đề nghị Mỹ thiết lập và thực thi một khung chính sách với chính phủ Việt Nam, thể hiện những lợi ích an ninh quốc gia Mỹ trong việc tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với nước này thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng Mỹ, phù hợp với sự phát triển và duy trì năng lực phòng thủ của Việt Nam trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

Dự thảo cũng trực tiếp chỉ trích hơn 80 tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương 981, trong đó có 7 tàu quân sự, hồi đầu tháng 5 "tuần tra một cách khiêu khích và hăm dọa tàu cảnh sát biển Việt Nam, vi phạm Công ước về các quy định ngăn chặn va chạm trên biển (COLREGS)", với những hành động đâm va, dùng vòi rồng cản trở.

Văn bản còn cho hay Trung Quốc làm xói mòn an toàn hàng hải trong khu vực và vi phạm các nguyên tắc luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, sau khi các tàu nước này thiết lập một vùng cấm có bán kính hơn 5 km xung quanh giàn khoan.

"Dự thảo này nhằm giúp việc 'tái cân bằng' của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương không còn chỉ là một khẩu hiệu", ông Forbes cho biết trong thông cáo. "Bằng cách đưa ra những hành động cụ thể nhằm thúc đẩy năng lực quân sự của Mỹ trong khu vực và khuyến khích các đồng minh của chúng ta nâng cao năng lực bản thân, nghị quyết lưỡng đảng này có mục tiêu tạo thế cân bằng quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới". 

Ông Forbes là Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, còn bà Hanabusa là một thành viên Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ. 

Vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam đã được đề cập liên tục trong thời gian gần đây. Tại cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu tổng thống Bill Clinton vừa qua, ông Sang nêu đề nghị Mỹ sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương và nhấn mạnh coi đây là công việc quan trọng, cần thiết để khẳng định mức độ tin cậy lẫn nhau, bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước.

Ứng viên đại sứ Mỹ tiếp theo tại Việt Nam, trong buổi điều trần trước Thượng viện hồi tháng 6, cũng cho rằng đã đến lúc Washington cân nhắc dỡ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Hà Nội.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.