Tờ Business Insider cho biết, tình báo Mỹ cho rằng duy chỉ một công ty "Rosoboronexport" đã chiếm 85% thị phần thiết bị quân sự Nga bán cho khoảng 70 quốc gia vào năm 2015.
Hơn 15 công ty chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu còn lại, số nước mua thiết bị của Nga " cũng có thể vượt quá con số 70", đại diện chính thức của DIA, chỉ huy William Marks cho biết.
Theo William Marks, thông tin trong bản báo cáo được thu thập thông qua nhiều cách khác nhau.
Phát ngôn viên của DIA cũng lưu ý dữ liệu về các quốc gia cụ thể mua thiết bị của Nga không xuất hiện trong báo cáo bởi vì chúng được bảo mật.
Trong khi đó, báo cáo DIA đã bị chỉ trích — một số nhà bình luận đã cho rằng nội dung quá "hiếu chiến" và tương tự như nhiều tài liệu được đưa ra trước đây.
Nhà phân tích Sim Tek của công ty Mỹ Stratfor cho rằng rất nhiều nước mua thiết bị từ Nga đơn giản chỉ vì họ đang cần phụ tùng thay thế cho các vũ khí đã được mua trước đó.
Như ông Tek cho biết: không có những dữ liệu thiếu chính xác trong báo cáo của DIA, tuy nhiên, “tranh cãi thảo luận về việc báo cáo này mang giọng điệu hiếu chiến, sẽ xoay quanh vấn đề về ‘công bố một báo cáo về tiềm năng của Nga’ để làm gì?” và “tại sao lại làm điều đó vào lúc này?”.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố mới đây cho thấy, Nga và Mỹ vẫn là hai nước xuất khẩu các loại vũ khí lớn nhất thế giới với 56% trong giai đoạn từ năm 2012-2016.
Mỹ chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Đứng thứ hai là Nga. Thị phần của Nga trong xuất khẩu vũ khí quốc tế đạt 23%. Các đối tác chính của Nga trong giai đoạn 2012 – 2016 là Ấn Độ (38%), Trung Quốc (11%).
Đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách các nhà xuất khẩu lớn nhất có Trung Quốc với 6,2% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí thế giới, tiếp theo là Pháp (6%) và Đức (5,6%).
Trong khi đó, năm quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất gồm: Ấn Độ (13% nhập khẩu toàn cầu), Ả Rập Saudi (8,2%), Vương quốc Ả Rập Saudi (4,6%), Trung Quốc (4,5%) và Algeria (3,7%).