Cụ rùa thứ hai có thể mới được thả vào Hồ Gươm

Cụ rùa thứ hai có thể mới được thả vào Hồ Gươm
TPO - Tim McCormack - Điều phối viên Chương trình Rùa châu Á (ATP), trả lời Tiền Phong Online về những vấn đề liên quan đến việc xác định giới tính cụ Rùa, khả năng nhân giống, cũng như vì sao có bao nhiêu cụ Rùa ở Hồ Gươm đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Nhiều ý kiến cho rằng tồn tại hơn 2 cá thể rùa Hồ Gươm tại chính hồ này. Ý kiến của ông về vấn đề này? Tại sao đến nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lại khó khăn đến như vậy khi xác định có bao nhiêu cá thể rùa ở một hồ nhỏ như Hồ Gươm?

Tôi rất ngạc nhiên nếu có hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm xuất hiện trong hồ. Có vẻ như cá thể đó không phải sinh sống ở Hồ Hoàn Kiếm từ nhiều năm trước.

Hiện nay có một số phương pháp chuẩn được áp dụng cho việc nghiên cứu rùa trong nhiều năm trở lại đây và hầu như ko có nhiều thay đổi như là đặt bẫy, điều tra theo tuyến. Hiện tại, có một số phương pháp nghiên cứu hiện đại được áp dụng cho nghiên cứu động vật hoang dã nói chung, rùa nói riêng, trong đó có phương pháp sử dụng sóng âm thanh (sonar). Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả với những khu vực nước nông như ở hồ Hoàn Kiếm.

Phương pháp tôi cho rằng có thể sử dụng ở hồ Hoàn Kiếm tương tự như phương pháp đội lai dắt và bắt cụ rùa đã sử dụng đó là sử dụng ống nhòm, quan sát, đi thuyền trên hồ và theo dõi dấu bong bóng. Tôi sẽ đặt câu hỏi về cá thể thứ hai ở hồ Hoàn Kiếm bởi nhiều khả năng cá thể đó mới được thả vào trong thời gian gần đây.

Xin ông cho biết việc xác định gen và tuổi của rùa Hoàn Kiếm có thể được thực hiện như thế nào? Có những khó khăn gì và có thể khắc phục ra sao?

Đối với rùa mai mềm, việc xác định giới tính dựa trên 3 phương pháp: Thứ nhất dựa trên độ dài và to của đuôi. Đuôi của con đực to và dài hơn đuôi của con cái cùng loại. Thứ hai là xác định vị trí của hậu môn. Hậu môn của con đực nằm xa gốc đuôi hơn so với con cái. Cuối cùng là sự khác nhau của yếm. Con đực trưởng thành có yếm lõm, con cái có yếm phẳng (tiêu chí này áp dụng cho một số loài).

Việc xác định giới tính của loài rùa mai mềm là rất khó khăn, phức tạp và đến nay chưa có cách nào xác định được chính xác. Công nghệ gen chỉ có thể nêu ra được những đặc tính khác về loài. Người ta có thể sử dụng các đồng vị phóng xạ để xác định niên đại của động vật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng cho những mẫu vật có niên đại rất lớn.

Các nhà khoa học xác định nhiều khả năng rùa hồ Gươm là cá thể cái. Như vậy, triển vọng nhân giống loài rùa này như thế nào?

Tim McCormack - Điều phối viên Chương trình Rùa châu Á
Tim McCormack - Điều phối viên Chương trình Rùa châu Á.

Sẽ là một tin vui nếu cụ Rùa Hồ Hoàn Kiếm là cụ bà. Trong những lần làm việc về loài rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc, tôi được biết rằng chúng rất khó giao phối.

Đối với chương trình bảo tồn, câu hỏi sẽ là: cá thể rùa cái còn khả năng sinh sản hay không khi đã quá già như vậy? Chương trình bảo tồn, nhân giống sẽ được thực hiện như thế nào? Hồ Hoàn Kiếm hiện nay rất ô nhiễm. Đưa những cá thể khác tới hồ là rất nguy hiểm, có thể giết chết con vật.

Thực tế ở Trung Quốc có hai cá thể, một đực và một cái. Các nhà bảo tồn Trung Quốc đã ghép đôi hai cá thể này từ năm 2008 tới nay và cá thể cái đã đẻ khoảng 600 trứng, tuy nhiên, không có trứng nào nở thành công. Nguyên nhân có thể do cá thể đực. Vì thế, cách tốt nhất để nhân giống rùa từ Trung Quốc với Việt Nam là chuyển cá thể rùa đực ở Việt Nam tại hồ Đồng Mô sang Trung Quốc. Cá thể này sẽ ở đó khoảng một vài năm, nếu ghép đôi và sinh sản thành công thì 50 cá thể con sinh ra sẽ được chuyển về Việt Nam, 50% giữ lại ở Trung Quốc. Sau đó cá thể đực này có thể trở về Việt Nam.

Về cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Hoàn Kiếm, hiện tại vẫn chưa xác định được giới tính của cá thể. Một số nhà khoa học cho rằng 90% đó là cá thể cái và giới tính của cá thể này vẫn đang trong quá trình thảo luận.

Bên cạnh đó, hồ Hoàn Kiếm ko phải là môi trường tốt cho quá trình ghép đôi sinh sản và phát triển loài rùa này bởi môi trường ô nhiễm, cơ sở vật chất chưa có, không có khu vực đẻ trứng. Trong khi bên Trung Quốc, họ đã có đầy đủ cơ sở vật chất và có kinh nghiệm trong quá trình ghép đôi sinh sản rùa Hoàn Kiếm.

Cảm ơn ông!

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Xót cảnh dưa hấu cho bò ăn, vứt bỏ la liệt
Xót cảnh dưa hấu cho bò ăn, vứt bỏ la liệt
TPO - Do thời tiết diễn biến bất thường năng suất dưa hấu giảm mạnh, cộng với giá chỉ còn từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, người dân trồng dưa hấu ở Gia Lai đối diện với cảnh thua lỗ nặng; có hộ dân mặc ruộng dưa bò ăn, vứt bừa bãi trên ruộng.