Hát mãi cho Trường Sa

Hát mãi cho Trường Sa
TP - “Gần 30 năm qua, tôi có rất nhiều kỷ niệm với Trường Sa. Được hát về Trường Sa là vinh dự lớn” - Ca sĩ Anh Đào nói.

Trường Sa, những ngày không thể quên

Tình cảm thấm từng lời hát

Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng, Trường Sa lắm xa xôi…, lời bài hát về Trường Sa được ca sỹ Anh Đào hát đầu tiên là bài Gần lắm Trường Sa do nhạc sĩ Hình Phước Long sáng tác năm 1982. Anh Đào là người đầu tiên hát bài này, đến nay vẫn được coi là người hát hay nhất. Bén duyên với Trường Sa từ đó, đến nay đã gần 30 năm.

Hát xong, chị chạy về, vừa quạt vừa hát cho anh Vinh. Biết anh ở khu Bốn, Anh Đào hát bài “Giận thì giận, thương thì thương” rồi “Người ơi người ở đừng về”, vừa hát vừa khóc…

Cuốn nhật ký của Anh Đào về Trường Sa bắt đầu được ghi chép vào năm 1984, năm đầu tiên Anh Đào ra Trường Sa. Xuồng chuyển tải bị sóng đánh dềnh lên sụp xuống, người trên tàu phải lựa lúc thuận tiện nhất để nhảy xuống xuồng, tránh bị kẹp giữa xuồng và mạn tàu. Bộ đội lội ra bãi san hô nước tới cổ, kéo xuồng vào đảo. “Có đảo, xuồng không cập vào được vì sóng lớn, hai anh hai bên xốc mình, hô một, hai, ba rồi quăng xuống cho người ở dưới đỡ, như quăng hàng vậy” - Anh Đào cười, kể lại. Lính đảo, ai cũng đen sạm như nhau, quần áo loang lổ vệt muối trắng do giặt bằng nước biển, nhưng nụ cười thật sáng.

Trên đảo Nam Yết đẹp như một làng quê, khi chiến sỹ đi tuần, Anh Đào đi sau, bước lên từng dấu chân của họ in trên cát. Ở đảo Trường Sa Lớn khi đó có mộ của một số liệt sỹ, chưa đưa được về đất liền. Những ngôi mộ đơn sơ nằm giữa vạt hoa muống biển, nhiều khi bị sóng trùm lên. Viếng mộ liệt sĩ, cô ca sĩ trẻ cứ ôm vai người bên cạnh mà khóc.

Buổi chiều, chiến sỹ tụ tập hết ở bờ tây đảo khiến Anh Đào ngạc nhiên. Sao các anh không ra bờ đảo vào buổi sáng lúc có nắng ban mai, lại ra lúc chiều, trời hanh nắng? “Mặt trời lặn ở đằng Tây, hướng đó là quê nhà, bọn anh ra đây nhìn về quê nhà, nhớ về người thân!”. Anh Đào nghẹn lời khi kể lại tâm sự của lính đảo. Chia tay, Anh Đào cứ nắm mãi những bàn tay chai sạn của các chiến sỹ, không muốn rời. Lạ thay, cái mùi khét nắng từ đầu tóc, từ quần áo của họ, sao mà thân thương, sao mà quyến luyến. Ít ngày ở Trường Sa khiến Anh Đào đồng cảm với những người lính đảo. Chị hát Gần lắm Trường Sa càng hay hơn, tình cảm gắn bó chân thật với Trường Sa thấm vào từng câu hát.

Hát bao nhiêu cũng chưa đủ

Tháng 4-1988, máu vừa đổ ở vùng biển đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, đài, báo vừa đăng tải danh sách 74 người hy sinh, mất tích. Đoàn ca múa Hải Đăng (Khánh Hòa) thông báo đi Trường Sa. Anh Đào nghĩ, chính lúc này là lúc bộ đội Trường Sa cần nhiều nhất sự động viên, chia sẻ của mọi người ở đất liền. Sau chuyến đi năm 1984, Anh Đào vẫn mong được quay lại Trường Sa, về với Trường Sa. Xin được đi Trường Sa, Anh Đào mua thật nhiều xoài, cà phê, thuốc lá mang ra Trường Sa tặng chiến sỹ. Chuyến đi năm 1988 là chuyến đi nhiều nước mắt của Anh Đào, lệ ứa cả khi đang cười cùng lính đảo. Anh Đào và ca sỹ Thanh Thanh cùng mang theo kim chỉ để tranh thủ khâu áo cho anh em, vừa khâu vừa hát để kìm bớt cảm xúc. Nhưng nhìn chiến sỹ đang nghe, đang ngắm, như uống từng lời hát, nước mắt các chị cứ chực trào ra.

Anh Đào (thứ ba từ trái sang), ca sĩ Thanh Thanh (đeo kính) và cố nhạc sĩ Xuân An (giữa hai ca sĩ) ở đảo Trường Sa Lớn, tháng 5-1988 Ảnh: Nguyễn Viết Thái
Anh Đào (thứ ba từ trái sang), ca sĩ Thanh Thanh (đeo kính) và cố nhạc sĩ Xuân An (giữa hai ca sĩ) ở đảo Trường Sa Lớn, tháng 5-1988 Ảnh: Nguyễn Viết Thái.

Tại đảo Trường Sa Lớn, có lần Anh Đào đang chỉnh lại trang phục ở phòng riêng, chuẩn bị ra hát ở nơi biểu diễn cách đó chừng trăm mét, bỗng nghe tiếng rên ở phòng bên. Chạy qua, Anh Đào thấy một anh đang nằm, sốt cao lắm. Anh tên là Vinh, đảo phó, ra Trường Sa đã 4 năm, uống nước giếng san hô nên nhiễm bệnh. Anh Đào lấy khăn dấp nước đắp cho anh, rồi ra hát cho mọi người.

Nhiều người hỏi, sao Anh Đào không là nghệ sỹ ưu tú. Nhưng đối với Anh Đào, được gọi là “ca sỹ của Trường Sa” là danh hiệu lớn nhất, vinh dự lớn nhất của chị.

Lên đảo, anh em chiến sỹ yêu cầu hát về vùng quê nào, Anh Đào, Thanh Thanh và cố nhạc sĩ Xuân An hát về vùng quê đó. “Hát bao nhiêu cho chiến sỹ Trường Sa, cũng chưa đủ, chưa xứng với tình cảm các anh dành cho mình” - Anh Đào tâm sự. Khi lên đảo An Bang, Anh Đào bị xỉu vì say sóng, tỉnh dậy thấy đang nằm trên miếng ván lót trên mấy can sắt. Còn đang váng vất, Anh Đào giật mình khi thấy một anh đến ngồi cạnh chị, đưa tay xuống dưới “giường”. Anh kéo ra một can màu trắng loại 5 lít đựng nước, pha sữa cho chị. Ngày đó, tiêu chuẩn mỗi người trên đảo chỉ được 5 lít nước ngọt/ngày, nhưng phải tiết kiệm mỗi người nửa lít để tưới cây bàng đầu tiên trồng trên đảo… Đêm ở đảo Phan Vinh, đang hát Anh Đào thấy mọi người chuyền tay nhau đưa chị một gói giấy xi măng. Hát xong, chị vô hậu trường, giở gói giấy thấy có 3 quả trứng chim biển và mẩu giấy nhỏ ghi “trứng chim biển đã luộc chín rồi, gửi cho ca sỹ Anh Đào ăn nhé”. Chị khóc vì hạnh phúc. Đêm đó, đang ngủ bỗng nhiên chị nghe tiếng reo hò, giật mình tỉnh dậy, thấy mấy chục chiến sỹ đang tắm mưa, như một bầy trẻ ở quê. Trời ơi, nửa đêm tắm mưa, cảnh chỉ có ở Trường Sa! Anh Đào lại không kìm được nước mắt.

Người của Trường Sa

Sau lần Anh Đào ra Trường Sa lần thứ hai năm 1988, chồng chị bảo chị chuyển ngành, không đi hát nữa. Khi đó con trai chị mới hơn 3 tháng tuổi. Chị xin anh cho 3 đêm để suy nghĩ. Đồng nghiệp kể, khi họ ra Trường Sa, chiến sỹ đều hỏi có ca sỹ Anh Đào không. "Ai cũng ước được lính Trường Sa yêu mến như mình, sao mình lại nghỉ hát, lại không được ra Trường Sa nữa". Chị nói với anh, không thể chuyển ngành. Anh ấy buồn. Anh đi làm ăn xa, xa dần… Sau đó, Anh Đào nuôi con một mình. Năm 2002 và năm 2004, chị lại ra với Trường Sa. Dịp Tết Giáp Thân (2004), cầu truyền hình được tổ chức tại đảo Trường Sa Lớn, Anh Đào được ăn Tết với chiến sỹ trên đảo, được đón tuổi mới ở Trường Sa. Tối 21-3-2010, chương trình truyền hình trực tiếp “Triệu trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc” tổ chức tại Quân cảng Sài Gòn (TPHCM) Anh Đào lại được mời hát về Trường Sa.

Ca sĩ Anh Đào 7-2011 Ảnh: Nguyễn Đình Quân
Ca sĩ Anh Đào 7-2011 Ảnh: Nguyễn Đình Quân .

Ngồi trò chuyện với chúng tôi, Anh Đào hay nhắc lại những lần đi qua đảo Gạc Ma, dự lễ thả vòng hoa tưởng niệm những chiến sỹ đã hy sinh ở đó. “Các anh ấy còn trẻ lắm, mãi không được về với người thân. Khi đến đó, Anh Đào luôn cầu mong cho Trường Sa mãi mãi bình yên, để những đứa con của Tổ quốc không còn phải ngã xuống nữa”. Chị hát Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi/Không xa đâu Trường Sa ơi/không xa đâu, ơi Trường Sa ơi…, những giọt lệ lại lăn dài trên má.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lợi nhuận nhiều ngân hàng tăng cao
Lợi nhuận nhiều ngân hàng tăng cao
TPO - Kết quả kinh doanh quý I năm nay của nhiều ngân hàng đạt mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh lãi suất duy trì ở mức thấp, cầu tín dụng tăng. Theo đó, lợi nhuận của nhiều ngân hàng đều tăng cao so với năm trước.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975 Ảnh: tư liệu

Tân Sơn Nhất choáng váng

TP - Ngày 28/4/1975, từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang), Phi đội Quyết Thắng của quân giải phóng đã sử dụng 5 chiếc máy bay ném bom A-37 - chiến lợi phẩm thu được của quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) tại hai sân bay Đà Nẵng, Phù Cát bay thẳng vào Sài Gòn tấn công cứ điểm sân bay Tân Sơn Nhất - mục tiêu quân sự quan trọng và bẻ gãy hoàn toàn ý đồ “tử thủ” của một số tướng lĩnh chính quyền Sài Gòn.
Cầu Rạch Chiếc ngày xưa

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

TP - Sau ngày đất nước thống nhất, cầu Rạch Chiếc vẫn đứng vững như một minh chứng cho sự kiên cường, anh dũng của những chiến sĩ biệt động đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” giúp quân giải phóng thuận lợi tiến vào Sài Gòn thống nhất đất nước. Và, trong những ngày thành phố bắt tay vào công cuộc dựng xây, kiến thiết xã hội mới, cây cầu tiếp tục làm nhiệm vụ kết nối giao thông, hàng ngày đón hàng nghìn chuyến xe, hàng vạn tấn hàng hóa và cả triệu người qua lại.
'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

TP - Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng. Sáng 29/4/1975, thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) đã nổ súng tấn công, đập tan tuyến phòng thủ kiên cố này, giải phóng huyện Củ Chi và thẳng tiến về Sài Gòn.
Xe tăng T54 tham gia chiến dịch Xuân Lộc

Mở 'cánh cửa thép' Xuân Lộc

TP - Cách Sài Gòn khoảng 80km về phía Đông, là vị trí chiến lược trong việc bảo vệ “thành trì” cuối cùng của chế độ Sài Gòn, địch tập trung lực lượng, trang thiết bị, vũ khí quân sự tại tuyến phòng thủ Xuân Lộc, quyết giữ bằng mọi giá. Sau 12 ngày đêm giao chiến ác liệt, các lực lượng quân chủ lực và bộ đội địa phương đã đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, để từ đó tiến thẳng vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Tiếc thương Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Tiếc thương Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

TPO - Trong căn nhà đơn sơ ở thôn Cao Xá (thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên), tiếng khóc xé lòng hòa lẫn với sự tĩnh lặng của những đoàn người đến viếng hương hồn Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải - cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma túy tối 17/4.
Chuyện cựu binh 10 năm chiến đấu ở Khánh Hòa

Chuyện cựu binh 10 năm chiến đấu ở Khánh Hòa

TP - Nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Khánh Hòa hoàn toàn giải phóng, trong tâm trí Đại tá Nguyễn Văn Thành vẫn chưa quên những ký ức về 10 năm chiến đấu gian khổ mà hào hùng trên mảnh đất này. Ở tuổi xưa nay hiếm, vị Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa năm xưa vẫn nhớ rõ từng thời khắc lịch sử, đặc biệt là giây phút vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.
Sinh viên học sinh phát động phong trào đấu tranh chính trị, tháng 3/1966

Hào hùng một thời hoa lửa

TP - “Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát. Trật tự được ổn định, đón lực lượng vũ trang và cán bộ chiến sĩ, chính quyền cách mạng vào tiếp quản Đà Lạt gần như nguyên vẹn vào ngày 3/4/1975”, ông Nguyễn Trọng Hoàng, Cựu Bí thư Đoàn học sinh, sinh viên Đà Lạt nhớ lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng cách đây tròn 50 năm.