Cảnh báo xu hướng chuyển vốn đầu tư

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà
TP - Đây là vấn đề được Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cảnh báo, tại buổi công bố Sách Trắng 2012 về các vấn đề thương mại, đầu tư và kiến nghị, ngày 1-12. Nếu không sửa đổi, dòng vốn đầu tư sẽ chuyển sang các nước khác trong khu vực.

> Nắn thiết kế đường dẫn tránh nhà giàu
> Thoái vốn đầu tư ngoài ngành trước 2015

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà.

Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, cho biết một vấn đề cần đặc biệt lưu ý, là việc nhiều doanh nghiệp châu Âu đã quyết định không mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ của Anh, Pháp và châu Âu đã chi rất nhiều tiền để thăm dò, khảo sát thị trường nhưng rồi quyết định đầu tư ở nước khác hoặc tạm thời không đầu tư vào Việt Nam, mà chuyển sang đầu tư tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Các doanh nghiệp đến Việt Nam để mở các siêu thị thường muốn mở cả một chuỗi chứ không phải một cửa hàng duy nhất. Tuy nhiên, dường như lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam vẫn được bảo hộ khá chặt chẽ, với việc cấp giấy phép kéo dài.

Việc phát triển nhanh các chuỗi hệ thống bán lẻ cũng là một cách để giảm lạm phát, hạn chế sự tăng giá cả. Việc cấp phép đầu tư cho thấy nhiều giấy phép bị kéo dài từ 3 - 6 tháng thậm chí có giấy phép tới 3 năm vẫn chưa hoàn thiện.

“Tôi cũng khuyến khích nhiều doanh nghiệp đến đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong một thế giới đầy cạnh tranh thì Việt Nam cũng phải cạnh tranh với các nước khác. Tôi đang lo khi hiệp định AFTA (hiệp định tự do thương mại Asean) chính thức thực hiện. Nếu các doanh nghiệp không đầu tư vào Việt Nam mà sang các nước để được hưởng lợi từ thuế thì Việt Nam sẽ chậm chân hơn so với các quốc gia khác. Nếu chậm chân hơn trong một lần thì không sao nhưng chậm chân nhiều lần thì là vấn đề”- Ông Cany nói.

Tiến sĩ Matthias Duhn, Giám đốc điều hành Eurochamp cho biết, có nhiều vấn đề kiến nghị của năm trước được bê nguyên vào trong nội dung cuốn sách năm nay. Theo đánh giá của các doanh nghiệp châu Âu, cơ sở hạ tầng về đường bộ tại Việt Nam đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách cho phát triển hệ thống đường quốc lộ cần làm tập trung chứ không nên đầu tư dàn trải như hiện nay, trong đó đặc biệt ưu tiên cho hệ thống đường dẫn đến các khu công nghiệp.

Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp châu Âu rất muốn tuyển dụng người Việt vào làm việc chứ không muốn tuyển dụng người lao động châu Âu vì chi phí trả lương rất cao. Các doanh nghiệp cũng không hề muốn đưa người lao động thất nghiệp từ châu Âu sang Việt Nam. Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động là việc cần thiết.

Tái cơ cấu ngân hàng cần bước đi thực tế

Theo đại diện EuroCham, năm 2011 là năm rất khó khăn với các doanh nghiệp và ngân hàng ở Việt Nam. Việt Nam có những ngân hàng rất tốt nhưng cũng có những ngân hàng yếu kém. Vì thế, thời điểm hiện tại, không cần chú trọng quá nhiều đến phát triển số lượng mà phải thay bằng chất lượng.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần điều hành linh hoạt, ví dụ như hạn mức tăng trưởng tín dụng 20% không nên cào bằng làm lợi cho ngân hàng lớn và hại cho ngân hàng nhỏ. Điều này cũng không phù hợp cho phát triển cho hệ thống ngân hàng trong tương lai.

“Ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, rộng lớn, trong khi hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam còn khá non trẻ. Chính vì vậy, chúng tôi không kỳ vọng việc tái cấu trúc sẽ hoàn thành sớm. Đây là một quá trình dài nhưng cần phải bắt đầu và cần được thúc đẩy nhanh”- ông Alain Cany nói.

Ông Sumit Dutta, Tổng Giám đốc HSBC tại Việt Nam nói: “Chúng tôi ủng hộ cách thức chính phủ chỉ đạo điều hành hệ thống ngân hàng và ủng hộ Ngân hàng Nhà nước đã có những quy định mới về chính sách thế chấp. Dù tái cấu trúc hệ thống này không phải là dễ dàng nhưng tôi vẫn mong được nhìn thấy những bước đi thực tế trong thời gian tới”.

Giá điện Việt Nam rẻ hơn 15% so với khu vực

Theo đại diện EuroCham, giá điện của Việt Nam hiện rẻ hơn 15% so với các quốc gia láng giềng, do được trợ giá rất nhiều. Các doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng chấp nhận giá điện tăng cao hơn. Giá điện cần được điều chỉnh dần dần để đạt tới mức tương ứng 8 – 9 cent/kWh.

Ngoài ra, yêu cầu về huy động vốn để đầu tư cho ngành điện từ nay đến 2020 với tổng số tiền 5 tỷ USD mỗi năm trong vòng 10 năm tới là việc không khả thi. Các dự án điện mới cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để việc huy động vốn được dễ dàng hơn. Việc thực hiện chậm trễ các dự án điện sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trưởng Ban giám khảo: 'Nhóm thí sinh vào chung kết Hoa hậu Việt Nam rất mạnh'
Trưởng Ban giám khảo: 'Nhóm thí sinh vào chung kết Hoa hậu Việt Nam rất mạnh'
TPO - Sau đêm Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024, nhà thơ Trần Hữu Việt - Trưởng Ban giám khảo cuộc thi - khẳng định một số đổi mới trong đêm Chung khảo đem lại sự kịch tính, hồi hộp cho khán giả. Sự chênh lệch giữa nhóm thí sinh đi tiếp và dừng bước không lớn, vì vậy các giám khảo trải qua buổi làm việc khá vất vả. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Điều chỉnh tăng lương hưu từ ngày 1/7

Điều chỉnh tăng lương hưu từ ngày 1/7

TPO - Tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH.
Giá vàng bất ngờ đảo chiều tăng vù vù

Giá vàng bất ngờ đảo chiều tăng vù vù

TPO - Lúc 9h sáng nay (21/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 115 - 117 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng mạnh 3 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Giá vàng trong nước tăng mạnh hơn thế giới. 
'Thời điểm vàng' khẳng định Phú Quốc trên bản đồ quốc tế

'Thời điểm vàng' khẳng định Phú Quốc trên bản đồ quốc tế

TPO - Tuần lễ cấp cao APEC 2027 không chỉ là cơ hội để Phú Quốc giới thiệu tiềm năng du lịch mà còn là cơ hội vàng để đảo ngọc khẳng định trên bản đồ quốc tế. Đây là dịp đặc biệt để Phú Quốc thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lãnh đạo doanh nghiệp đua nhau bán cổ phiếu

Lãnh đạo doanh nghiệp đua nhau bán cổ phiếu

TPO - Gia đình Giám đốc Công ty CP Vận tải biển Hải Âu bán gần 25% vốn, cổ đông lớn của Công ty CP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia bán ra gần 1,4 triệu cổ phiếu RYG, hai quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund và KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund đã bán 400.000 cổ phiếu của Công ty CP Long Hậu… trong lúc thị trường chứng khoán biến động.
Vụ gần 600 loại sữa giả: Nói thẳng về 'kẽ hở' giúp doanh nghiệp gian dối

Vụ gần 600 loại sữa giả: Nói thẳng về 'kẽ hở' giúp doanh nghiệp gian dối

TPO - Có một nghịch lý vì sao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội đã 2 lần kiểm tra nơi sản xuất của gần 600 loại sữa giả nhưng lại không phát hiện vi phạm? Lực lượng quản lý thị trường TP. Hà Nội khẳng định trong suốt 4 năm qua không kiểm tra các loại sữa giả này vì không phải thuộc diện quản lý. Vậy kẽ hở nào giúp doanh nghiệp làm ăn gian dối?
Chứng khoán ra sao lúc chờ tin đàm phán thuế với Mỹ?

Chứng khoán ra sao lúc chờ tin đàm phán thuế với Mỹ?

TPO - Áp lực chốt lời trong tuần tới có thể khiến VN-Index điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.180 điểm rồi mới tiếp tục quay lại xu hướng hồi phục, hướng tới ngưỡng kháng cự mạnh (1.270 - 1.300) điểm - mốc điểm cân bằng trước khi thông tin mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp lên hàng hóa Việt Nam được công bố.