Tài sản nhiều đại gia đang 'bốc hơi'

TTCK đang lẻ bóng. Ảnh: PV
TTCK đang lẻ bóng. Ảnh: PV
TP - Do thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục đổ dốc, tài sản của nhiều chủ doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư tiếp tục 'đội nón ra đi'.
TTCK đang lẻ bóng. Ảnh: PV
TTCK đang lẻ bóng. Ảnh: PV.
 

Tiền tỷ bay cùng giá cổ phiếu

Xếp hạng 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2010 những tên tuổi quen thuộc gồm có ông Đoàn Nguyên Đức-Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh-Gia Lai với trị giá cổ phiếu HAG nắm giữ lên tới 11.366 tỷ đồng, tương đương 583 triệu USD; ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) với 4.042 tỷ đồng.

Mới nổi và đình đám ngoài những thứ hạng cao còn thêm tố chất trẻ là ông Phạm Nhật Vượng-thành viên HĐQT của Vincom và Vinpearl với lượng cổ phiếu VIC và VPL sở hữu có giá trị thị trường đạt hơn 15.215 tỷ đồng, tương đương 780 triệu USD; ông Trần Đình Long-Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát; Hà Văn Thắm - Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương… Thời điểm đó, 10 người giàu nhất chiếm hơn 50% tổng giá trị lượng tiền cổ phiếu trên sàn, trị giá tương đương 27.000 tỷ đồng.

Ngày 25-7, thị trường ghi nhận kỷ lục chưa từng có trong suốt 3 năm, giá trị khớp lệnh hai sàn chỉ đạt 305,8 tỷ đồng trong khi mốc dưới 500 tỷ đồng bị xem là nguy hiểm. Chỉ số HNX - Index không chỉ giảm về dưới đáy khủng hoảng 2009 mà còn dưới cả mốc khai sinh.

TTCK suy giảm, điều khiến không ít người quan tâm là khối tài sản trên sàn của các đại gia đang bốc hơi thế nào, ai còn trong bảng phong thần, ngôi vị sẽ thay đổi ra sao? Tổng giám đốc một CTCK lớn khi được hỏi tỏ ý thờ ơ: “Cá nhân tôi chưa bao giờ quan tâm đến việc xếp hạng đó bởi đơn giản những người sở hữu cổ phiếu trên chỉ là đại diện cho doanh nghiệp, bản thân họ có được phép thích là bán đâu, còn những cổ phiếu đó, suy đến cùng chỉ là giấy tờ, tiền ảo”. Ông cũng khẳng định dân chơi chứng khoán thực chất rất ít quan tâm đến danh hiệu này.

Với chủ đề này, một lão làng với 3 vai: vừa là nhà đầu tư, vừa lãnh đạo CTCK, vừa làm doanh nghiệp cho rằng, không thể phủ nhận đa số cổ phiếu của 10 đại gia được xếp hạng vẫn là cổ phiếu lớn và họ là những nguời nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Dù muốn hay không, chắc chắn vẫn tồn tại một cuộc đua ngầm trong xếp hạng.

Liên quan cổ phiếu của các DN này, theo ông, cần xét 4 tiêu chí phân định: thế nào thì được gọi là cổ phiếu đại gia (chưa hẳn đã là bluechip trên sàn); đặc thù của doanh nghiệp đó là gì; tài sản nợ và tài sản có hiện ra sao và việc đổi ngôi thứ hạng sẽ diễn ra
thế nào.

Theo phân tích và nghe ngóng của vị này, với đà chứng khoán suy giảm, khối tài sản của nhiều đại gia trên sàn đang bốc hơi đáng kể. Rất nhiều mã cổ phiếu trong bảng phong thần chung số phận rớt giá. Ví như HAG trước là 77.5 nay còn 34.0 (tính theo đơn vị ngàn đồng và 2 mốc giá đóng cửa 29-12-2010 và
26-8-2011); KBC trước là 33.0 giờ còn 17.4; HPG trước 38.7 nay còn 27.9; PDR trước 33.9 nay còn 24.6; QCG trước 26.1 nay còn 18.6. ITA 17.5 nay còn 9.5...

Tuy nhiên, cũng có cổ phiếu lội ngược dòng đi lên như VIC trước 94.0 nay 107.0; VPL trước 41.0 nay 90.0 hay MSN trước 71.0 nay 96.5. Điểm mặt từng mã, vị này nói biết tuy giàu là thế nhưng người giàu A này giờ đang cầm cố bao nhiêu cổ phiếu, đại gia B kia đã cắm bao nhiêu bất động sản để vay nợ ngân hàng.

Thậm chí, nhân vật này nọ bất ngờ nổi lên được vì đứng sau có người chống lưng hiện đang lặn kỹ bởi ân oán ra sao… Theo ông, phải nhìn nhận việc nhiều vị chủ tịch này, tổng giám đốc nọ trong Top 10 đang ngập nợ là chuyện đương nhiên.

“Bởi họ là người đứng đầu doanh nghiệp, họ phải có trách nhiệm duy trì doanh nghiệp bất kể trong bối cảnh nào. Thời điểm này, khi nền kinh tế khó khăn, họ đang phải đứng mũi chịu sào những khó khăn cực lớn. Nếu tính trên tài sản nợ, tài sản có, hàng tồn kho, có thể nói khối tài sản của nhiều DN đang xói mòn đáng kế”, ông này nhận định.

Kết thúc năm 2011, khả năng Top 10 sẽ không có thay đổi đáng kể tên tuổi và ngôi vị. “Có thể những ông chủ DN kinh doanh bất động sản vẫn chiếm những thứ vị cao, thậm chí tài sản của họ vẫn tăng trưởng. Nhưng khoảng 2-3 năm nữa, sẽ xuất hiện những cái tên mới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thay vì chỉ khối bất động sản, tài chính…”, vị này phỏng đoán.

Lướt sóng nhỏ - Chết lâm sàng

Trên thực tế, kể từ khi TTCK bắt đầu thời kỳ suy giảm đúng vào mốc sinh nhật 10-7-2010 đến nay, ngày nào cũng xuất hiện nhà đầu tư lỗ. Tuy không đến mức thảm cảnh xảy ra chuyện cơm bữa “nhặt dép trên cầu Chương Dương” như giới đầu tư Hà Nội vẫn bông đùa (một vài quan chức từng ví von sự đi xuống tệ hại của thị trường với hình ảnh này- PV) nhưng thực tế đã có vài ba trường hợp người tự tử vì thua chứng khoán không còn khả năng chi trả hay nhập viện tâm thần bởi lâm vào cảnh nợ nần. Đó là chết theo nghĩa đen, còn chết vì chứng khoán theo nghĩa bóng, nhiều
vô kể.

Từ tháng 8-2010, sau khi TTCK chịu một cú sụt mạnh bất ngờ, đã rộ lên khá nhiều thông tin về đại gia này đại gia kia chết lâm sàng. Nguyên nhân chủ yếu do việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức dẫn đến cháy tài khoản và trở thành con nợ. Gần đây nhất là vụ mất tích của chủ tịch HĐQT một công ty chứng khoán khiến nhà đầu tư có tài khoản tại công ty này xôn xao.

Sâu xa của vụ việc, cũng là chuyện vị này đã sử dụng đòn bẩy lên tới cả trăm tỷ đồng cho nhà đầu tư VIP mua bán chứng khoán. Thời điểm mua vào, chứng khoán đang có giá, giờ, cổ phiếu rớt mạnh, tài khoản rơi vào trạng thái không còn khả năng chi trả, thậm chí phần bốc hơi gấp vài lần số gốc ban đầu. Hậu họa thế nào, e không chỉ riêng vị này chịu mà còn liên đới ngân hàng nơi CTCK mở tài khoản cho
xuất tiền.

Còn đối với số nhà đầu tư hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, chân ướt chân ráo nhảy vào thị trường theo làn sóng bầy đàn thì 100% số họ đã và đang tiếp tục mất tiền. Một nhà đầu tư cá nhân mở tài khoản tại CTCK VIS thống kê: Năm 2007 chị rót hơn 1 tỷ đồng vào chứng khoán. Tính lúc cao điểm, số cổ phiếu đã cho chị lãi gấp 3 lần.

Tuy nhiên, giữ tâm lý đầu tư lâu dài bởi không gì lãi bằng chứng khoán, hễ cứ bán cổ này, chị lại mua cổ khác. Ngay khi thị trường suy giảm, nhìn bạn bè cùng giới cắt lỗ rất nhiều, chị vẫn kiên gan. Lý do đơn giản, những nhận định lạc quan về kinh tế và Việt Nam gia nhập WTO khiến chị vững tin những ngày vàng mở mắt tài khoản tăng 5-10% (cuối năm 2007) sẽ quay trở lại.

Chưa kể, sau đợt lãi khi cuối năm 2009, TTCK phục hồi nhờ tác động lớn của gói hỗ trợ lãi suất, chị rót thêm vào thị trường dăm trăm triệu đồng. “Kết quả, đến bây giờ, tổng số tiền gần 2 tỷ thực rót vào tài khoản chỉ còn khoảng 200 triệu đồng. Đợt vừa rồi có việc cần gấp 20 triệu, tôi phải canh trứng tới 3 phiên mới bán được ít cổ phiếu để lấy số tiền đó ra, khổ quá”, chị than.

Ai đang ở lại?

Mới đây, CTCK Sài Gòn SSI tổ chức Hội thảo đầu tư thị trường thường niên. Buổi giao lưu khá đông khiến đơn vị tổ chức không khỏi ngạc nhiên vì nghĩ rằng đến tầm này, còn mấy ai quan tâm tới chứng khoán. Hôm đó, nghe dân tình kể lại, bản thân ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI, người có 11 năm lăn lộn với thị trường, cũng không giấu được sự mệt mỏi. Sau này, ông Hưng chia sẻ: “Những người ngồi đây có lẽ là những chiến binh cuối cùng của thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
TPO - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao 3 xác nhận kỷ lục cho UBND tỉnh Đắk Lắk. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai.