Xuất khẩu nông sản tăng tốc, cán mốc gần 39 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam ước đạt gần 38,8 tỷ USD (tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước). Đây là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh các ngành đều suy giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, trong tháng 10, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam ước tính đạt trên 3,4 tỷ USD (giảm 15,6% so với tháng 10/2020 nhưng tăng 4,2% so với tháng 9/2021). Tính chung 10 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tính đạt gần 38,8 tỷ USD (tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước).

Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước tính đạt gần 17,4 tỷ USD (tăng 12,7%); lâm sản chính đạt khoảng 12,8 tỷ USD (tăng 22,3%); thủy sản đạt gần 6,9 tỷ USD (giảm 0,8%); chăn nuôi đạt khoảng 359 triệu USD (tăng 6,1%); nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,4 tỷ USD (tăng 22,3%). Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao về khối lượng và giá trị xuất khẩu như cao su, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn…

Thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, với giá trị đạt trên 10,8 tỷ USD (chiếm 27,9% thị phần); đứng thứ 2 là Trung Quốc gần 7,5 tỷ USD (chiếm 19,3% thị phần), tiếp đến là Nhật Bản với giá trị đạt trên 2,6 tỷ USD và Hàn Quốc đạt khoảng 1,7 tỷ USD.

Trong 10 tháng, nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam cũng tăng vọt, khoảng 35,6 tỷ USD (tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ với gần 3,3 tỷ USD; tiếp theo là Campuchia đạt khoảng 3,15 tỷ USD. Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam xuất siêu gần 3,19 tỷ USD, giảm 63,2% so với cùng kỳ năm trước.

Từ giờ đến cuối năm, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD nông sản, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc.

Bộ tiếp tục thực hiện “Quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực”. Tổ chức Hội nghị trực tuyến giao thương doanh nghiệp nông sản Việt - Nga.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.