Theo NHNN, kể từ khi thành lập cho đến cuối năm 2014, VAMC đã mua nợ xấu từ 39 TCTD với tổng giá trị nợ gốc đạt 121.000 tỷ đồng và đã thu hồi được trên 4.100 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD Việt Nam đến cuối năm 2014 chỉ còn 3,25%. Trong năm 2015, VAMC đề ra mục tiêu sẽ mua 70.000-80.000 tỷ đồng nợ xấu dưới dạng trái phiếu đặc biệt, và phương án này đã được NHNN thông qua.
Nhìn lại quá trình xử lý vừa qua, thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ Cao Sỹ Kiêm cho rằng, hiện các ngân hàng có 3 nguồn xử lý nợ: Bán cho VAMC, trích dự phòng rủi ro, thu hồi nợ… khi NHTM đã tính phần trích rủi ro rồi thì tỷ lệ nợ giảm xuống. “Ngân hàng nhà nước mấy năm vừa qua đã xử lý nợ xấu rất mạnh. Để có được kết quả này thì họ phải áp vào 3 cái biện pháp mạnh “VAMC “hót” hết nợ về đây để giải quyết, bắt các NH trích lập dự phòng rủi ro để xử lý trong 5 năm. Anh nào có nợ xấu thì trích ngang bằng nợ xấu đó trong 5 năm.Nếu không đảm bảo thì tôi sẽ chuyển tả nợ xấu về cho anh. Bản thân các NHTM cũng xử lý tài sản nên mới giảm mạnh nợ xấu.. Nói chung, họ làm quyết liệt nên nợ xấu xuống mạnh ở mức 3,25% chứ đâu phải chế biến số liệu gì”- Ông Kiêm nói.
Theo kế hoạch năm nay VAMC được tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng để xử lý 200.000 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên theo các chuyên gia nợ xấu phình to nên không thể để VAMC tự bơi mà phải các cấp ngành phải xắn tay vào.