Một công nhân đang sơn màu da cam cho tháp. Dự kiến tháp đi vào hoạt động vào tháng 7 tới.
Theo chuyên gia Brazil và Đức, tháp quan sát có thể cung cấp thông tin nghiên cứu về phản ứng của Trái Đất với những thay đổi gián tiếp từ tình trạng biến đổi khí hậu.
Thông tin ghi lại từ độ cao hơn 300 m so với mặt đất sẽ giúp các nhà khoa học quan sát và đánh giá những thay đổi trong quá trình hình thành mây và loại hình thời tiết. Hệ thống thiết bị của tháp đồng thời thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí.
Để hoàn thiện công trình này, nhân viên xây dựng sử dụng sắt và vật liệu được vận chuyển từ cách đó nhiều cây số.
Một trong những câu hỏi then chốt mà giới khoa học hy vọng tháp quan sát sẽ giúp họ tìm ra câu trả lời đó là Amazon đang cung cấp carbon cho môi trường hay hút sạch chúng. Điều này có thể giúp ích cho nghiên cứu tác động của tình trạng tàn phá rừng đối với khí hậu.
Tháp Amazon hoạt 24 giờ mỗi ngày, thu thập dữ liệu cả ngày và đêm. Nó liên kết với đài quan sát khí quyển Mauna Loa tại Hawaii, Mỹ và Zotino ở vùng Siberia, Nga, cung cấp cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của khí hậu trong 60 năm qua, và nhân loại sẽ tiếp tục tác động đến điều đó như thế nào.
Giới nghiên cứu hy vọng rằng điều đó sẽ tác động đến ý thức và hành động của con người trước khi quá muộn.
Rừng mưa Amazon là khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới, được coi là dự trữ sinh quyển cho loài người. Với đặc điểm là hệ sinh thái nhạy cảm bậc nhất thế giới, rừng Amazon có ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ và giải phóng carbon vào khí quyển.