Xây dựng chiến lược Quốc gia cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

Dự thảo Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu: Đến năm 2030, khoảng 90% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo QCVN với số lượng tối thiểu 60 lít ngày/người.
Dự thảo Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu: Đến năm 2030, khoảng 90% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo QCVN với số lượng tối thiểu 60 lít ngày/người.
Tổng cục Thủy lợi vừa phối hợp với Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội thảo do ông Lương Văn Anh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy lợi chủ trì với sự tham dự của gần 60 đại biểu là đại diện của các sở, ban ngành liên quan của 24 tỉnh thành trong cả nước.

 Phát biểu tại hội thảo, ông Lương Văn Anh cho biết: “Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Trong giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu đặt ra, Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đã thực hiện khá thành công sự phát triển bình đẳng và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng nghèo nông thôn với các khu vực đô thị.

Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 88,5%, trong đó gần 51% sử dụng nước đạt QC 02:2009/BYT, với khoảng 44% dân số nông thôn (hơn 28,5 triệu người) được cấp nước từ công trình cấp nước tập trung, 56% dân số nông thôn (36,3 triệu người) còn lại sử dụng công trình cấp nước nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình.

Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% như Thái Bình, Hải Dương, TP. Đà Nẵng, TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuy nhiên, hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở nhiều vùng còn hạn chế, hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư và mong mỏi của nhân dân.

Bởi vậy, việc cập nhật Chiến lược quốc gia về Cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là cần thiết nhằm đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh phù hợp.

Ông Lương Văn Anh cũng đề nghị các đại biểu tích cực thảo luận và đưa ra các giải pháp khả thi, sát với tình hình thực tế cũng như tập trung nhiều hơn đến các lĩnh vực còn thiếu như cấp nước hộ gia đình và đảm bảo cấp nước cho các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hạn hán, lũ lụt, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Dự thảo Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu: Đến năm 2030, khoảng 90% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo QCVN với số lượng tối thiểu 60 lít ngày/người.

Các công trình cấp nước tập trung thực hiện cấp nước an toàn. Về vệ sinh: 90% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% trường học, trạm y tế xã, chợ nông thôn có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý bền vững.

Xây dựng chiến lược Quốc gia cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 ảnh 1

Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tầm nhìn của Chiến lược đến năm 2045: Tất cả khu vực nông thôn Việt Nam được cấp nước sạch an toàn và bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường của các cộng đồng dân cư nông thôn.

Dự thảo được xây dựng dựa trên 4 quan điểm là: Phát triển bền vững, xã hội hóa và hợp tác công tư, chủ động quản lý rủi ro và ứng phó với thiên tai, kết nối và chia sẻ.

Điểm mới trong Dự thảo là kế hoạch hành động cho vùng thuận lợi và khó khăn. Theo đó, đối với vùng thuận lợi sẽ xây dựng kế hoạch đầu tư và phát triển cấp nước theo hướng tập trung, đồng bộ, hiện đại, áp dụng công nghệ mới.

Đối với vùng khó khăn sẽ xây dựng kế hoạch đầu tư và phát triển cấp nước theo hướng lựa chọn nguồn nước, mô hình, giải pháp công nghệ khai thác, sử dụng, vận hành và quản lý bền vững, phù hợp với điều kiện và xu thế phát triển của vùng trong đó thực hiện đồng bộ một số giải pháp về đầu tư, quản lý, hỗ trợ kinh phí từ nhà nước trong xây dựng công trình và bù giá nước.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho nội dung Dự thảo. Các ý kiến sẽ được Tổng cục thủy lợi tiếp thu để hoàn thiện Dự thảo trước khi trình phê duyệt.

MỚI - NÓNG