Mỗi ngày có 3 người chết vì tai nạn lao động ​

Mỗi ngày có 3 người chết vì tai nạn lao động ​
TPO - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2018, cả nước đã xảy ra 7.997 vụ tai nạn lao động, làm 1.039  người chết, trung bình gần 3 người/ngày, 1.939 người bị thương nặng; so với năm 2017 giảm về số vụ và số người chết, song tăng số nạn nhân nữ.

Trong đó, khu vực có quan hệ lao động (quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động - PV) là 622 người (giảm 6,6% so với năm 2017) và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng là 417 người (tăng 57,6% so với năm 2017). 

Về thiệt hại vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2018 như chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 1.494 tỷ đồng. Thiệt hại về tài sản là 5,0 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 127.034 ngày.

Theo Bộ LĐTBXH, Năm 2018 còn xảy ra 17 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng (làm chết từ 2 người trở lên và bị thương nhiều người), đề nghị khởi tố 15 vụ, trong đó có 3 vụ đã có Quyết định khởi tố của cơ quan Cảnh sát điều tra.

Mỗi ngày có 3 người chết vì tai nạn lao động ​ ảnh 1 Lĩnh vực Xây dựng có số lượng tai nạn lao động cao nhất

Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất năm 2018 gồm: TP.HCM, Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Yên Bái, Đồng Nai, Quảng Ninh, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Dương. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở một số lĩnh vực như xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; khai thác mỏ, khai thác khoáng sản...

Theo Ban chỉ đạo Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động trung ương, nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người do chủ sử dụng lao động không xây dựng quy trình chiếm 46% số vụ, như: Chủ lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; điều kiện lao động kém; không huấn luyện an toàn hoặc huấn luyện chưa đầy đủ cho người lao động; thiết bị không đảm bảo, do thiếu sót của người lao động chiếm 18% số vụ tai nạn, chủ yếu do thao tác không đúng quy định…

Các UBND tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.