Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
07/11/2019 10:42
07/11/2019 10:50
Có tổng cộng 79 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
07/11/2019 11:02
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ, nghị quết của Quốc hội, việc việc sắp xếp tổ chức bộ máy bước đầu đã tinh gọn và hạn chế sự chồng chéo, giao thoa. Kết quả đã giảm được 4 Tổng cục, 11 vụ, cũng như số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Trong đó, riêng tỉnh Cao Bằng giảm 3 huyện; Thanh Hóa giảm 38 xã, Hòa Bình giảm 76 xã Hoà Bình…Tuy nhiên, so với các mục tiêu nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề ra thì chưa đạt được. “Bộ Nội vụ rất mong nhận được sự chia sẻ của các đại biểu Quốc hội để tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng và Kế hoạch Nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả chính quyền gần dân, sát dân”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân bày tỏ.
07/11/2019 11:10
Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ tốn kém, hình thức thì có nên bỏ?
Chất vấn đầu tiên, ĐB Nguyễn Thanh Hải, Tiền Giang hỏi về vấn đề biên chế giáo dục, y tế tại các đơn vị sự nghiệp gặp nhiều vướng mắc, tới đây sẽ giải quyết như thế nào?
Tương tự, ĐB Nguyễn Trường Giang, Đắk Nông cũng quan tâm đến tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu vùng xa, làm thế nào để đủ biên chế giáo viên tại các vùng khó khăn này?
Trong khi đó, ĐB Phùng Văn Hùng, Cao Bằng phản ánh tình trạng nhập vào tách ra không phải hiếm ở Việt Nam. Ông dẫn dụ việc sáp nhập 3 văn phòng cấp tỉnh, nhiều người cho rằng, còn nhiều bất cập. Vậy theo quan điểm của Bộ trưởng, việc sáp nhập có tăng hiệu quả bộ máy không?
Vấn đề rất đáng quan tâm, gây nhức nhối trong thời gian qua được ĐB Nguyễn Thị Phúc, đoàn Hưng Yên nêu ra là vấn đề văn bằng chứng chỉ khi xét tuyển thi nâng ngạch. Có hay không những bất cập về chất lượng cũng như tính hình thức về chứng chỉ? Làm thế nào khắc phục được tính hình thức, và có nên bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ khi xét nâng ngạch, thi tuyển, xét tuyển công chức viên chức không?
07/11/2019 11:19
Bộ trưởng Nội vụ: Văn bằng, chứng chỉ rất phiền hà
Trả lời câu hỏi của ĐB về văn bằng chứng chỉ, Bộ trưởng Nội vụ đánh giá, quá trình xét nâng ngạch viên chức, công chức “thấy rất phiền hà về văn bằng chứng chỉ”.
Theo ông, hiện quy trình bổ nhiệm phải qua tới 7 cấp, như vậy là nhiều quá. Ông Tân cũng khẳng định, việc này “không phải Bộ Nội vụ tự đặt, mà Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành từ lâu. Quy định đã ban hành từ 1993 đến giờ đã mấy chục năm rồi, nên phải sửa. Thẳng thắn nhận trách nhiệm, Bộ trưởng Nội vụ thấy cần phải sửa. Và trong lần sửa đổi Luật Công chức, viên chức tới đây sẽ sửa vấn đề này.
07/11/2019 11:27
Bộ trưởng Nội vụ: Rất phiền hà vì văn bằng, chứng chỉ. Clip: Truyền hình quốc hội.
07/11/2019 12:06
07/11/2019 14:35
“Tham nhũng vặt” – lỗ nhỏ dễ gây đắm thuyền
Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Hữu Cầu – Nghệ An về tình trạng tham nhũng vặt, gây khó dễ và sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ, công chức còn diễn ra ở nhiều nơi, chậm được khắc phục, gây bức xúc trong cử tri và xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt về việc này. Thủ tướng đã giao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Tổ trưởng Tổ kiểm tra công vụ trong việc kiểm tra đối với các địa phương thì chống tham nhũng vặt cũng là một nội dung kiểm tra. “”Tham nhũng vặt”, mặc dù nói vậy nhưng lỗ nhỏ dễ đắm thuyền rất nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, đến doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Theo ông Tấn, nếu cộng từng “lỗ nhỏ” của “tham nhũng vặt” sẽ thành một lỗ rất lớn, rất nguy hiểm. Trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành Đề án văn hoá công vụ, trong đó có việc ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực.
07/11/2019 14:36
Bộ trưởng Nội vụ: 10 năm làm lãnh đạo chưa bao giờ tôi tự nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Tiếp tục phiên trả lời chất vấn chiều 7/11, khẳng định còn tình trạng nể nang trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ,
Bộ trưởng cho biết: “Tôi hơn 10 năm làm lãnh đạo từ cấp tỉnh trở lên. Chưa có bản tự kiểm nào tôi đánh giá tôi là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhưng mà anh em nói, nếu Chủ tịch, Bí thư, Bộ trưởng mà không hoàn thành thì chúng em làm gì có hoàn toàn chính xác được? Cái đó tôi nói thật, thủ trưởng thấy áy náy quá. Đơn vị mình hoàn thành xuất sắc đâu mà mình hoàn thành xuất sắc? Tôi nghĩ đây là tâm trạng chung là tư tưởng còn nể nang”, ông Tân nói.
07/11/2019 14:47
Đánh giá 0,63% công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ là chưa chính xác
Về sự băn khoăn của đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đối với con số 0,63% công chức không hoàn thành nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: Theo báo cáo của 40 tỉnh, thành và các bộ, ngành thì tỷ lệ hoàn xuất sắc nhiệm vụ là 27,7%, hoàn thành thành tốt khoảng 67,3%, hoàn thành nhiệm vụ 6,3%, còn không hoàn thành là 0,63%.
Tuy nhiên, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Tân khẳng định “đánh giá trên chưa chính xác”, việc đánh giá còn tình cảm, nể nang.
Theo ông Tân, đây là tâm trạng chung ở các cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá. Tư tưởng chung là vẫn nể nang, tình cảm với nhau và không muốn đơn vị mình bị đánh giá thấp. “Đánh giá cán bộ gì đến mức không tìm ra được người để tinh giản biên chế tinh giản biên chế là một vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu, xem lại”, ông Tân nhấn mạnh.
07/11/2019 15:29
Có cán bộ sai phạm trong tuyển dụng, giờ đã là cán bộ cấp cao
Trả lời chất vấn của ĐB về sai phạm trong tuyển dụng, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định, sai phạm trong tuyển dụng chiếm nhiều nhất trong các sai phạm khác. Theo tôi biết, có những người sai phạm trong tuyển dụng hiện đang là cán bộ cấp cao rồi. Việc xử lý vấn đề này hết sức nhạy cảm, phải theo từng tình huống xử lý cho phù hợp, vừa đảm bảo nghiêm minh pháp luật, đảm bảo sự ổn định chính trị và chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp.
Theo ông Tân, vấn đề này Bộ đã trình và được lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương tổ chức cuộc họp ban lãnh đạo thống nhất rất cao với đề nghị của Bộ Nội vụ để sắp sửa trình vấn đề này.
07/11/2019 16:01
Nội dung chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân xoay quanh việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng với đó, Quốc hội cũng chất vấn về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và viên chức; công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tư lệnh các ngành Tư pháp, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Công an sẽ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan. Cùng với đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm của Chính phủ. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp tục trả lời chất vấn và giải trình làm rõ thêm những nội dung thuộc nhóm vấn đề thứ ba này.
Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã báo cáo Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Tư lệnh ngành nội vụ cho biết, ở cấp tỉnh thời gian qua đã thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ liên thông (Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng); thí điểm hợp nhất cơ quan chuyên môn với các tổ chức tham mưu, giúp việc của đảng có chức năng, nhiệm vụ tương đồng: Hợp nhất Ban Tổ chức tỉnh ủy với Sở Nội vụ, hợp nhất Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy với Thanh tra tỉnh: 01 địa phương;
Cùng với đó, cấp tỉnh cũng thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại 11 địa phương; thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội với Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại 2 địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa.
Bộ trưởng Tân cho biết, tính đến này 30/9/2019, tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, biên chế công chức của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, biên chế của các Hội có tính chất đặc thù và biên chế công chức dự phòng năm 2020 là 253.517 biên chế, giảm 8,68% so với số biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện được giao năm 2015.
Bổ nhiệm người nhà người thân
Về công tác bổ nhiệm, theo Bộ trưởng Nội vụ, vẫn còn những sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ, như bổ nhiệm chưa đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện; bổ nhiệm quá số lượng quy định; chưa đáp ứng về trình tự, thủ tục bổ nhiệm; bổ nhiệm người nhà người thân.
Qua thanh tra đã phát hiện hiện những thiếu sót, sai phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác tổ chức cán bộ của các Bộ, ngành, địa phương, như tuyển dụng công chức, viên chức còn có nơi thông báo công khai không bảo đảm quy định, quy định bằng cấp chuyên môn không phù hợp với vị trí dự tuyển; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý không đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/9/2019, Thanh tra Bộ Nội vụ đã kiến nghị các bộ, ngành, địa phương thu hồi 21 trường hợp bổ nhiệm và 233 trường hợp tuyển dụng không đúng quy định.