TPO - Sáng sớm Mùng 5 Tết Giáp Thìn, nhiều đoàn tế lễ, du khách thập phương đổ về dự lễ khai hội Gò Đống Đa, kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2024). Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đoàn đại biểu, quan khách và đông đảo người dân dâng hương, hòa trong không khí hào hùng của hội Gò Đống Đa.
TPO - Lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2024) được tổ chức trong ba ngày, từ Mùng 5 tháng Giêng đến ngày Mùng 7 tháng Giêng. Màn trống hội, sử thi về vua Quang Trung tại sáng khai hội Mùng 5 được du khách đón nhận nồng nhiệt.
TPO - Bà Vũ Thị Thanh Hương - Trưởng Ban quản lý Công viên Văn hóa Đống Đa - cho Tiền Phong biết đã hoàn thành phần lớn các hạng mục chuẩn bị quan trọng cho dịp lễ lớn. Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức từ ngày 14-16/2 (tức mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
TPO - Giữa thanh âm rộn rã khí thế của nhạc võ Tây Sơn, đoàn cán bộ, phóng viên và nhân viên báo Tiền Phong mãn nhãn với màn múa võ của các võ sinh trẻ tuổi Bình Định dưới tượng đài vua Quang Trung trong chuyến dâng hương, dâng hoa tại Bảo tàng Quang Trung.
TPO - UBND phường Thủy Vân (TP Huế) vừa có văn bản yêu cầu Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Huế dừng tổ chức lễ giỗ vua Quang Trung tại Miếu Đôi thuộc phường này.
TPO - Ngày 26/1 (mùng 5 Quý Mão 2023), hàng vạn người dân Bình Định và du khách thập phương nô nức du xuân, trẩy hội tại bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
TPO - Tối 5/2 (mùng 5 Tết), Ban tổ chức kỷ niệm các Ngày lễ lớn TPHCM tổ chức chương trình sân khấu hóa với chủ đề “Vang mãi hào khí Tây Sơn ” tại khu vực trước Nhà hát Thành phố nhân kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa lịch sử (1789 – 2022).
TPO - So với các năm trước, Màn sử thi tái hiện lễ đăng quang, chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung được đông đảo người dân đón nhận, tại lễ hội kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2020).
TP - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa chuyên chở tinh thần lẫm liệt của vua Quang Trung và chiến thắng lẫy lừng Ngọc Hồi-Đống Đa, nhưng hơn 300 ngày trong năm “hương lạnh khói tàn”.
TP - Ngày 21/10, tin từ Bảo tàng Lịch sử tỉnh TT-Huế cho biết, các cơ quan chức năng trên địa bàn đang chuẩn bị các thủ tục để tổ chức mở rộng khai quật, tìm kiếm dấu vết triều Tây Sơn/Quang Trung tại gò Dương Xuân, phường Trường An, thành phố Huế.
Ngày 7/10, Viện Khảo cổ học cùng Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên-Huế bắt đầu đào hố thăm dò khảo cổ học gò Dương Xuân, nơi được một nhà nghiên cứu cho là nơi chôn cất vua Quang Trung.
TP - Chiều 6/10, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao, Bảo tàng Lịch sử tỉnh TT-Huế tiến hành lễ động thổ thăm dò công trình kiến trúc lịch sử, dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung tại khu vực gò Dương Xuân, thuộc khuôn viên của hai ngôi chùa cổ là Thuyền Lâm và Vạn Phước (phường Trường An, thành phố Huế).
Gò Dương Xuân, nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng xưa kia tồn tại cung điện Đan Dương của triều Tây Sơn, cũng là nơi chôn cất vua Quang Trung, sẽ được thăm dò khảo cổ.
Để làm rõ thêm những tranh luận về dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các nhà nghiên cứu đề nghị cần phải tiến hành khảo cổ học, đồng thời có kế hoạch bảo vệ và đưa vào khai thác đối với những gì đã phát hiện.