Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết: “Khó có thể vui mừng vì máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ đang xuất hiện ở đâu đó trong vùng Donbass”.
Bayraktar TB2, được biết đến với tên gọi phổ biến là "Kẻ săn người", là một loại máy không người lái chiến thuật tầm trung, tầm xa, được phát triển bởi Kale-Baykar, một liên doanh của Baykar Makina và Kale Group.
Theo các chuyên gia quân sự, Nga thực sự e ngại sự xuất hiện của những chiếc máy bay không người lái này, vì sự hiệu quả trong việc khắc chế các hệ thống phòng không hiện đại do Nga sản xuất. Máy bay không người lái sát thủ của Thổ Nhĩ Kỳ đã từng phá hủy hơn một chục hệ thống Pantsir, Tor, Osa và hàng trăm xe tăng và thiết giáp chở quân trong các cuộc chiến khác nhau.
Bayraktar TB2 có chiều dài 6,5m, sải cánh 12m, trọng lượng cất cánh tối đa 650kg, trọng tải hữu ích 150kg, được trang bị động cơ đốt trong Rotax 912 công suất 100 mã lực, tốc độ hành trình 130km/h, tốc độ tối đa 222km/h, trần bay 8.200m, thời gian bay 25-27 giờ, bán kính điều khiển từ trạm mặt đất 150km. Cấu hình tiêu chuẩn TB2 bao gồm mô-đun camera quang điện tử (EO), mô-đun camera hồng ngoại (IR), thiết bị, công cụ tìm kiếm và hệ thống điều khiển laser, được tích hợp phần mềm và hệ thống điều khiển tiên tiến. |
Bayraktar TB2 có thể mang theo hai tên lửa chống tăng UMTAS (nặng 37kg, đường kính 160mm, tầm bắn 500-8.000m), cũng do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển và 2 tên lửa khác.
Hình ảnh cho thấy 4 quả tên lửa được gắn dưới cánh của UAV Bayraktar TB2. Ảnh: Savunmahaber. |
Bayraktar TB2 được coi là một trong các máy bay không người lái mạnh nhất thế giới và Syria là chiến trường thử lửa đầu tiên với các “nạn nhân” rất đa dạng, từ xe tăng chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chuyển quân đến các tổ hợp phòng không.
Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất là phương tiện tác chiến đã từng "làm mưa làm gió" trên chiến trường Nagorno-Karabakh, mang lại những ưu thế vượt trội cho quân đội Azerbaijan, làm thay đổi cục diện chiến tranh.
Bayraktar TB2 gây ra tổn thất lớn cho Armenia, phá hủy ít nhất một tổ hợp Panzer-C1 do Nga sản xuất, trị giá gần 15 triệu USD; hàng chục hệ thống phòng không 9K33 Osa và 9K35 Strela-10. Tổng chi phí của các phương tiện quân sự bị phá hủy ở Nagorno-Karabakh đã vượt quá 1,9 tỷ USD.