Vụ Huyền Như: Quyết định Ngân hàng có phải văn bản pháp luật?

Huyền Như tại phiên tòa sáng ngày 27/12. Ảnh Việt Văn
Huyền Như tại phiên tòa sáng ngày 27/12. Ảnh Việt Văn
TPO - Trong phần tranh tụng hôm nay của phiên tòa phúc thẩm vụ án Huyền Như, các luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng, nêu quan điểm cho rằng quyết định số 069 của Vietinbank "không phải là văn bản quy phạm pháp luật”.

Bản án sơ thẩm cho rằng nhóm bị cáo phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng, đã bỏ qua các bước của quy trình lập hồ cho vay như không có mặt người vay, không có mặt người bảo lãnh,… vi phạm quyết định 069 của Ngân hàng Vietinbank.

Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, luật sư Phan Hồng Việt, bào chữa cho bị cáo Đoàn Lê Du (trưởng phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng) cho biết: “Vietinbank là một ngân hàng thương mại cổ phần có tổ chức, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật doanh nghiệp. Thế nên dù vốn của nhà nước chiếm đến 51% thì Vietinbank cũng không phải là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Các quyết định, quy định, hướng dẫn của Vietinbank càng không phải là văn bản pháp quy. Do đó quyết định số 069 của Vietinbank rõ ràng không phải là văn bản quy phạm pháp luật”.

Theo luật sư, việc vi phạm quyết định 069 của Vietinbank không thể coi là “hành vi khác” vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng để có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Việt khẳng định: “Tòa cấp sơ thẩm không có thẩm quyền giải thích luật, chỉ có quyền áp dụng các quy định pháp luật hiện hữu trong xét xử. Việc giải thích luật chỉ có Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có thẩm quyền này”.

Cũng theo luật sư này, quyết định số 069 được ban hành trước thời điểm Luật tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2011 nên không thể cho rằng “căn cứ điều luật này” mà Vietinbank ban hành quyết định 069.

Luật sư cho rằng lập luận của bản án sơ thẩm đã đưa các bị cáo vào tình thế hết sức bất lợi.

“Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Du và các bị cáo thuộc nhóm tội này nhưng cũng không có sự lập luận chắc chắn khi áp tội danh”, luật sư Việt khẳng định.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, bào chữa cho bị cáo Huỳnh Trung Chí (nhân viên tín dụng) cũng cho rằng, nhóm bị cáo phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng, chỉ là nạn nhân của Huyền Như. Họ bị Huyền Như lợi dụng để gây án.

Tranh cãi về hậu quả

Trong phần bào chữa cho các bị cáo thuộc nhóm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng, các luật sư bào chữa cho rằng, do nhóm bị cáo này là cán bộ, nhân viên, người lao động của Vietinbank nên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng (ở đây là thiệt hại về tài sản, vì không đặt ra vấn đề hậu quả phi vật chất) và trực tiếp cho Vietinbank thì mới đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 179 Bộ luật Hình sự.

Luật sư lập luận, bản án sơ thẩm tuyên bị cáo Huyền Như phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ACB và Navibank, phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ tiền chiếm đoạt cho hai ngân hàng này.

"Theo bản án sơ thẩm, Huyền Như đã làm thiệt hại trực tiếp cho ACB và Navibank, đã “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Huyền Như không kháng cáo cũng không bị kháng nghị về tội danh cũng như phần trách nhiệm dân sự này. Liệu có hợp lý không nếu cho rằng ngoài Huyền Như, bị cáo Du và các bị cáo cùng nhóm tội này lại tiếp tục “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” cho ACB và Navibank, thêm một lần nữa, tức hậu quả “chồng” hậu quả?”, luật sư Việt băn khoăn.

Theo các luật sư, việc bản án sơ thẩm quy kết các bị cáo trong nhóm tội vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng là chưa được minh thị bằng văn bản pháp luật nên cần cân nhắc.

Phiên tòa tiếp tục xét xử vào ngày 29/12.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội: Thiếu 16.004 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.