> Nghi ngờ vỡ đường dây tín dụng 'đen' ở Thái Bình
> Vỡ tín dụng đen làm náo loạn làng quê
Và đặc biệt là phải đối diện với những chủ nậu - chủ nợ của tín dụng “đen”, tuy cung cách đòi nợ không giống xã hội “đen”, nhưng đáng sợ không kém.
Từ chuyện lớn đóng sửa tàu thuyền, đến việc cụ thể là cần tiền đổ xăng dầu, mua đồ ăn thức uống… cho mỗi chuyến ra khơi, hầu hết ngư dân miền Trung đang phải cậy nhờ vay nóng các chủ nậu dưới hình thức tín dụng “đen”. Không cần giấy má, ký tá, thế chấp, muốn vay mấy có nấy. Nhưng khi về phải bán sản phẩm cho các nậu với giá bắt chẹt, phải chịu lãi suất cao. Gặp chuyến đánh bắt may mắn, tàu thuyền cập bờ trừ tất tật chi phí, và trả xong lãi nợ nóng, còn dư ít tiền mua gạo là vợ chồng con cái mừng rớt nước mắt. Còn nếu thất bại đi trắng lưới, về trắng tay, là coi như… tiêu ! Nợ lãi cứ thế chồng chất lên nhau, bán tàu cũng không đủ trả.
Nhưng thật oái oăm, khi những cái vòi ấy siết chặt, ngư dân khốn khổ. Còn khi nó buông ra, bà con ngư dân lập tức xính vính lao đao, không biết bấu víu vào đâu để có vốn tiếp tục ra khơi kiếm ăn. Nghịch lý ấy tồn tại bao lâu nay, hầu như ai cũng biết, nhưng không biết gỡ cách nào.
Cơ chế thị trường, không thể bắt các ngân hàng thành những nhà từ thiện phá giá cho vay với lãi suất thấp.
Thực chất vấn đề ở đây không phải chỉ là trách nhiệm của ngân hàng. Mà chính là ở cơ chế vĩ mô của nhà nước đối với nông dân, ngư dân. Sản phẩm làm ra của nông dân hầu hết trôi nổi qua các đầu nậu, tư thương, và giờ cộng thêm cả đầu nậu nước ngoài, giá bị ép sát đáy. Ngay chính hệ thống nhà máy chế biến nông, hải sản nhiều khi cũng vào hùa với lớp con buôn, trong khi đáng lẽ chính họ phải đầu tư cho người lao động để rồi bao tiêu sản phẩm theo tỷ lệ hợp lý. Đáng lẽ nhà nước phải quyết tâm làm được việc ấy, trong trách nhiệm với nông dân, ngư dân, chứ không phải thả nổi như hiện nay.
Mới đây trong chương trình “Cùng ngư dân bám biển”, Ngân hàng Đông Á vừa dành khoản tín dụng 20 tỷ đồng để cho ngư dân 3 huyện Núi Thành (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phù Mỹ (Bình Định) vay với lãi suất ưu đãi tối đa 14% (thấp hơn nhiều so với mức 22,6% hiện nay). Đó là hình thức động viên kịp thời đáng ghi nhận để ngư dân tiếp tục bám biển, khẳng định chủ quyền biển đảo.
Tuy nhiên, cần quản lý nhà nước, quản lý và xây dựng nông nghiệp, nông thôn bằng chính sách, bằng kỹ trị, chứ không phải những lời hô hào cùng những chương trình từ thiện.
Đó mới thực sự vì an sinh xã hội, và vì một nền kinh tế phát triển bền vững .