TPO - Chủ tịch UBND thành phố giao chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, đánh giá chất lượng, xem xét sớm đầu tư mới các nhà vệ sinh công cộng...
TPO - Lối lên xuống chưa phù hợp, thiết kế không thân thiện, dựng vách chắn và cho treo biển quảng cáo bịt kín hai bên lan can khiến cầu luôn bí bách, ẩm ướt, không an toàn là những nguyên nhân khiến hàng loạt cầu vượt đi bộ tại Hà Nội được đầu tư tiền tỷ không thu hút được người dân.
TPO - Đã gần một năm Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động và tháo dỡ biển quảng cáo vi phạm trên toàn bộ cầu vượt đi bộ, tuy nhiên đến nay, nội dung này không những không được thực hiện mà nhiều biển quảng cáo không phép còn được lắp đặt mới.
TPO - Do vi phạm quy định và nội dung quảng cáo không phù hợp, toàn bộ biển quảng cáo trên cầu vượt đi bộ tại Hà Nội đã bị yêu cầu dỡ bỏ. Tuy nhiên yêu cầu đưa ra từ năm 2019, nhưng đến nay các biển quảng cáo này vẫn tồn tại...
TPO - Do hết giấy phép và không được cấp lại, nên hiện nay đại diện Sở GTVT Hà Nội đã dừng việc thi công lắp đặt biển quảng cáo trên nhiều cầu vượt đi bộ. Với hệ thống biển báo giao thông trên các cầu vượt bị lắp sai vị trí, đại diện Sở GTVT cũng yêu cầu nhà đầu tư phải lắp đặt đúng vị trí.
TPO - Do có một số vi phạm, đặc biệt là nhà đầu tư thực hiện quảng cáo bằng biển, hộp đèn trên cầu vượt đi bộ khi chưa bàn giao các công trình đối ứng (nhà vệ sinh, xe bồn) đúng cam kết, nên hiện nay tất cả các biển quảng cáo trên cầu vượt không được cấp phép trở lại. Theo quy định các biển quảng cáo này sẽ phải dừng hoạt động.
TPO - Sau khi Tiền Phong có tuyến bài về dự án dự án đổi quảng cáo lấy công trình vệ sinh và xe bồn, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội (đơn vị cấp phép biển quảng cáo cho dự án), vừa trả lời phóng viên về các nội dung có liên quan.
TPO - Để được quảng cáo trên cầu vượt, trong năm 2017 nhà đầu tư là Cty Vinasing phải xây dựng 500 nhà vệ sinh công cộng, cung cấp 10 xe bồn chuyên dụng, 20 cây lọc nước và 200 ghế ngồi nơi công cộng. Tuy nhiên đến nay, ngoài bàn giao chậm chạp, nhiều nhà vệ sinh vừa đưa vào sử dụng đã hỏng.
TP - Trước việc UBND thành phố Hà Nội cho phép Cty CP thương mại và truyền thông Vinasing (Cty Vinasing) thực hiện quảng cáo trên 45 cầu vượt không qua đấu thầu (Tiền Phong đã phản ánh trong chuyên đề ngày 18/9), chiều qua (18/9) đại diện Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho rằng, đây là việc làm trái quy định và gây bất bình đẳng trên thị trường quảng cáo. Sở VHTT&DL Hà Nội thì cho hay, chủ trương thí điểm lắp đặt quảng cáo trên cầu vượt này đã được Bộ Xây dựng nhất trí...
TPO - Có thiết kế để phục vụ người đi bộ và được xây dựng bằng ngân sách với hàng nghìn tỷ đồng, nhưng sau khi được đưa vào sử dụng ít lâu toàn bộ 45 cầu vượt đi bộ Hà Nội đã lần lượt bị biến thành hộp quảng cáo. Đây là sản phẩm của dự án “xã hội hóa” được lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội phê duyệt để đổi lấy nhà vệ sinh công cộng…
TPO - Trong số 1.000 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) được TP Hà Nội giao xã hội hóa từ tháng 8/2016. Đến nay, mới chỉ 2 NVSCC được đưa vào hoạt động nhưng một nhà thì trong tình trạng “cửa đóng then cài”.
TPO - Sáng 14/10, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến thị sát mẫu nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) được đặt tại Công viên Thống Nhất. Tuy được đánh giá hiện đại, nhưng mẫu NVSCC đã có một số chi tiết không phù hợp.