Để tạo thuận lợi cho người đi bộ, giảm tai nạn giao thông, trong giai đoạn 2010-2020 thành phố Hà Nội đã phê duyệt "gói" dự án xây dựng trên 60 cầu vượt với vốn ngân sách cả trăm tỷ đồng. Hiện các cầu vượt trong "gói" này đã thi công được đến 90% số lượng. |
Tuy nhiên, do vị trí lên xuống không thuận lợi, thiết kế xấu, dựng vách ngăn (tường chắn) ở hai bên lan can, thậm chí còn cho treo biển quảng cáo bịt kín mặt tiền cầu, dẫn đến bên trong cầu luôn bí bách, nóng bức. |
Cùng với không gian bên trong cầu nóng như lò hơi vào những ngày hè, nhiều cầu vượt đi bộ còn đang cho treo biển quảng cáo che nốt các ô thoát còn lại bên trên. |
Tại cầu vượt trên đường Giải Phóng đoạn trước cổng Bệnh viện Bạch Mai, do tồn tại những bất cập trên nên hàng ngày người đi bộ, trong đó có nhiều bệnh nhân và người nhà mỗi khi muốn sang đường đành bất chấp nguy hiểm đi bên dưới cầu vượt. |
Một số nam thanh niên còn chạy chặn đầu xe tải để sang đường. |
Cầu vượt đi bộ được xây tại khu vực các trường học cũng không thu hút được nhiều học sinh, sinh viên |
Đi lên các cầu vượt đi bộ PV Tiền Phong ghi nhận, cùng với những nhược điểm về thiết kế, xây dựng, hiện hầu hết lan can 2 bên cầu đều bị treo các biển quảng cáo vượt quá đầu người. |
Việc treo biển quảng cáo to che kín mặt tiền 2 bên lan can, khiến bên trong cầu vừa bí bách, nóng nực vừa có cảm giác không an toàn với người qua lại, nhất là phụ nữ, người có tuổi. |
Ngoài gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến kết cấu, tuổi thọ của cầu, các biển quảng cáo trên cầu vượt từng bị các đơn vị bảo dưỡng, duy tu cầu có văn bản cảnh báo là không đảm bảo an toàn, làm sai lệch các biển báo giao thông... nhưng đến nay 3 sở có trách nhiệm gồm: Sở VH&TT, Sở Xây dựng và Sở GTVT Hà Nội vẫn chưa xử lý dứt điểm. |
Ngoài những cầu đã có biển quảng cáo, hiện nay nhiều cầu vượt đi bộ vừa hoàn thành cũng đang được các đơn vị thi công tiếp tục lắp biển quảng cáo bịt kín lan can 2 bên. |