Vì sao vận tải cơ tiếp dầu mới của quân đội Trung Quốc khiến Ấn Độ lo ngại?

0:00 / 0:00
0:00
Là một biến thể của máy bay vận tải quân sự Y-20 của Trung Quốc, Y-20U có trọng lượng cất cánh tối đa là 220 tấn
Là một biến thể của máy bay vận tải quân sự Y-20 của Trung Quốc, Y-20U có trọng lượng cất cánh tối đa là 220 tấn
TPO - Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng sự kết hợp của máy bay tiếp dầu trên không Y-20 với các loại máy bay chiến đấu như J-20 và máy bay ném bom chiến lược H-6N có thể mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của Không quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc và bảo vệ Trung Quốc trước các mũi tấn công từ Tây Thái Bình Dương.

Việc Trung Quốc phát triển máy tiếp nhiên liệu trên không mới, được gọi là Y-20U, sẽ thúc đẩy đáng kể khả năng của lực lượng không quân của quân đội Trung Quốc (PLA) trong việc thực hiện các cuộc không kích tầm xa. Điều này có thể có những tác động đáng ngại đối với toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Là một biến thể của máy bay vận tải quân sự Y-20 của Trung Quốc, Y-20U có trọng lượng cất cánh tối đa là 220 tấn, và phiên bản tiếp dầu dự kiến ​​có thể mang tới 60 tấn nhiên liệu, gấp hơn ba lần sức tải tối đa của máy bay H-6U, hiện được sử dụng để tiếp nhiên liệu trên không.

Y-20U mới được trang bị ba điểm tiếp nhiên liệu, so với hai trên H-6U mà Trung Quốc có vào thời điểm hiện tại.

Lực lượng Không quân PLA của Trung Quốc (PLAAF) được cho là có khoảng 24 chiếc Xian H-6U, 3 máy bay tiếp nhiên liệu Il-78 nhập khẩu từ Ukraine.

Người ta tin rằng với các thông số kỹ thuật bổ sung, máy bay tiếp dầu mới sẽ tăng cường đáng kể khả năng đột kích tầm xa của Không quân PLA và mở rộng đáng kể bán kính chiến đấu của các loại máy bay.

Theo thuật ngữ quân sự, bán kính chiến đấu đề cập khoảng cách tối đa mà tàu, máy bay hoặc phương tiện có thể di chuyển khỏi căn cứ của nó theo một hành trình nhất định, với tải trọng bình thường và quay trở lại mà không cần tiếp nhiên liệu.

Tuy nhiên, một đợt tiếp nhiên liệu trên không dự kiến ​​sẽ mở rộng bán kính chiến đấu của máy bay ném bom H-6N của Trung Quốc lên 25 đến 30%, tăng 30% đến 40% của các máy bay chiến đấu J-8 và J-10 và cho Y-9 của họ. máy bay vận tải tăng 100% bán kính chiến đấu.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng sự kết hợp của máy bay tiếp dầu trên không Y-20 với các loại máy bay chiến đấu như J-20 và máy bay ném bom chiến lược H-6N có thể mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của Không quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc và bảo vệ Trung Quốc trước các mũi tấn công từ Tây Thái Bình Dương.

Teng Hui, chỉ huy một trung đoàn hàng không thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu phía Tây của PLA và phi công Y-20 đã được truyền thông Trung Quốc trích dẫn nói rằng “Máy bay vận tải Y-20 có các biến thể như máy bay chở dầu, máy bay cảnh báo sớm trên không. Tôi tin rằng mọi người sẽ được chứng kiến ​​chiếc máy bay tiếp dầu Y-20 của chúng tôi ra mắt trên chiến trường trong một tương lai không xa ”.

Các nhà phân tích Trung Quốc chỉ ra rằng khi được tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay tiếp dầu trên không Y-20, tiêm kích J-20 có thể mở rộng phạm vi hoạt động lên tới hơn 10.000 km và bán kính chiến đấu lên tới hơn 3.000 km.

Họ nói thêm rằng sự kết hợp của biến thể máy bay tiếp dầu Y-20 và J-20 có thể bao phủ toàn bộ chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, trở thành mũi nhọn sắc bén nhất của Không quân PLA trong cả tấn công và phòng thủ.

Trung Quốc cũng tin rằng phiên bản máy bay tiếp dầu Y-20 không chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho các máy bay chiến thuật như J-20 mà còn cả các máy bay chiến lược như biến thể có khả năng tiếp nhiên liệu trên không của máy bay ném bom H-6.

Mỹ, đối thủ chính của Trung Quốc trong khu vực, có khoảng 500 máy bay tiếp dầu chiến lược, hầu hết là KC-135.

Không quân Ấn Độ (IAF) gọi các máy bay tiếp dầu là MARS (Mid Air Refueling System). IAF mua máy bay tiếp dầu đầu tiên, chiếc IL-78 của Nga, vào năm 2003. Hiện họ đang vận hành 6 chiếc máy bay loại này.

IL-78 là máy bay tiếp dầu ba điểm, có thể tiếp nhiên liệu cho ba máy bay chiến đấu cùng lúc. Nó có tổng sức chở nhiên liệu khoảng 110 tấn và có thể tiếp nhiên liệu cho sáu đến tám máy bay mỗi nhiệm vụ.

Nhưng IAF cần nhiều hơn thế. Các lý do được trích dẫn là đối với một quốc gia có quy mô như Ấn Độ, bạn phải có khả năng tiếp nhiên liệu.

Như Nguyên soái Hàng không Anil Chopra (đã nghỉ hưu) nói: “Trung Quốc sẽ có 50 máy bay tiếp nhiên liệu; IAF ít nhất cũng xứng đáng có đủ số lượng máy bay như vậy. Nếu họ sản xuất ngày càng nhiều máy tiếp nhiên liệu, thì chúng ta cũng phải xây dựng năng lực của mình ”.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.