Tiếp bài Bất thường đường dây nhập siêu xe biếu tặng:

Vì sao siêu xe biếu tặng lọt cửa hẹp?

0:00 / 0:00
0:00
TP - Để xảy ra tình trạng trục lợi siêu xe biếu tặng, theo tìm hiểu của Tiền Phong, có sự “hững hờ” liên thông giữa ngành hải quan và thuế. Đã đến lúc cần chấn chỉnh lại công tác trong lĩnh vực này nhằm tránh nhóm lợi ích trục lợi. Thêm nữa, nhóm PV vừa phát hiện một mắt xích đáng ngờ liên quan …

Một mắt xích đáng ngờ

Lật lại hồ sơ, nhóm phóng viên phát hiện một mắt xích dường như có liên quan tới vụ việc từ nhiều năm trước và liên quan tới xe nhập khẩu (NK) diện biếu tặng giống như loạt bài Tiền Phong vừa đăng. Những người liên quan như Lê Đức Thắng (SN 1986, giám đốc) và Thái Ngọc Thành (nhân viên, cùng thuộc Cty TNHH ô tô Việt Thắng, số 196 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội) đã bị Công an tỉnh Bắc Giang bắt giam về tội “buôn lậu” tháng 8/2014.

Đáng chú ý, trong số các đầu mối chuyên NK xe biếu tặng và rao bán từ năm 2019-2021, có 1 nhân vật trước đây thường rao bán xe cho chính Cty TNHH ô tô Việt Thắng. Về sau, người này chủ yếu rao bán trên trang facebook, zalo cá nhân, gửi thêm ở các đại lý khác, có biệt danh Vũ Trọng (SN 1986, tại Hà Nội).

Theo điều tra của Tiền Phong, năm 2019, Vũ Trọng rao bán 13 xe được NK theo kiểu quà biếu tặng về dưới tên 13 DN khác nhau; Năm 2020 có 8 xe dưới tên 8 DN khác nhau. Còn năm 2021, số xe lên tới 19 chiếc, NK dưới tên 19 DN khác nhau. Bước sang năm 2022, người này vẫn tiếp tục rao bán chủ yếu xe biếu tặng.

Trong một lần chúng tôi thử hỏi mua, Vũ Trọng cho biết góp vốn buôn xe cùng chủ showroom (nơi trưng bày) Sơn Tín Luxurycars (thuộc Cty CP Ô tô Sơn Tín, số 321 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm). Trọng cho biết gửi rất nhiều xe ở showroom này bán.

Trước các dấu hiệu trục lợi chính sách ngay sau khi Thông tư 143 quy định về NK xe quà biếu tặng của Bộ Tài chính (có hiệu lực vào tháng 10/2015), báo Tiền Phong đã có nhiều loạt bài phản ánh từ năm 2016.

Thời điểm đó, 1 Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính rà soát báo cáo. Bộ Tài chính cho biết, trên cơ sở các dấu hiệu nghi vấn, Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã kiểm tra và xác định lại trị giá tính thuế đối với 871 xe biếu tặng được NK về Việt Nam từ ngày 1/1 đến 30/9/2016, qua đó xác định số thuế tăng thêm so với số thuế khai báo của DN hơn 800 tỷ đồng. TCHQ (thời điểm đó) báo cáo dự kiến thu bổ sung khoảng 16 tỷ đồng, còn Tổng cục Thuế dự kiến truy thu thêm 5,4 tỷ đồng đối với xe NK diện biếu, tặng.

Vì sao siêu xe biếu tặng lọt cửa hẹp? ảnh 1

Ô tô biếu tặng nhập về Việt Nam

Hải quan và thuế “hững hờ”...

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, cứ mỗi lần được báo chí (chủ yếu báo Tiền Phong) phản ánh về những bất thường trong NK xe biếu tặng, lãnh đạo Bộ Tài chính, TCHQ lại ra công văn, yêu cầu các cục chấn chỉnh, rà soát, báo cáo, xử lý cán bộ công chức sai phạm (nếu có).

Thế nhưng, thực tế cho thấy, dù bên trên chỉ đạo nóng như vậy nhưng bên dưới lại có tình trạng bất nhất. Thậm chí, một số cục báo cáo đã chấn chỉnh công chức, nhưng hầu như không có trường hợp nào bị xử lý nghiêm.

Quá trình điều tra về đường dây NK xe biếu tặng, chúng tôi nhận thấy các cục hải quan báo cáo thực trạng NK mặt hàng này không đồng nhất, mỗi nơi một kiểu. Thậm chí, có đơn vị báo cáo rất ngắn gọn, chỉ thuần số liệu xe, không đề cập tới giá và các khoản thuế, chênh lệch giá sau khi thẩm định lại.

Chẳng hạn, trong báo cáo ngày 3/6/2022 gửi TCHQ, Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk cho biết, năm 2016, đơn vị này cấp 2 giấy phép; năm 2017 và 2018 không phát sinh, còn năm 2019 cấp 3 giấy, năm 2020 cấp 2 giấy; riêng từ năm 2021 tới nay không có. Theo báo cáo của Cục Hải quan Đắk Lắk, dù cùng ngành và đã có Hệ thống Hải quan điện tử-Một cửa quốc gia nhưng đơn vị này không nhận được xác nhận và sao gửi tờ khai NK xe của Chi cục Hải quan cửa khẩu (làm thủ tục theo quy định).

Yêu cầu báo cáo 10 năm xe nhập khẩu biếu tặng

Sau loạt bài của Tiền Phong, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao Bộ Công an và Bộ Tài chính vào cuộc quyết liệt. Ủy ban kiểm tra Trung ương vừa yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan báo cáo tình hình nhập khẩu ô tô diện quà biếu tặng, không phải 6 năm như yêu cầu của Bộ Tài chính trước đó mà dài hơn, tới tận 10 năm (từ 2012-31/5/2022). Trong đó, Hải quan phải làm rõ việc chênh lệch giá giữa xe nhập biếu tặng với xe nhập kinh doanh thương mại, lý do.

Đáng nói nhất, dù cùng thuộc Bộ Tài chính, nhưng sự liên thông giữa ngành Thuế và Hải quan rất có vấn đề. Nhiều Cục thuế địa phương cho biết, không nhận được đầy đủ hồ sơ danh sách doanh nghiệp NK xe biếu tặng từ phía hải quan nên việc thu thuế gặp không ít vướng mắc.

Ở chiều ngược lại, một số cục hải quan cho biết, đã sao chép, gửi cả bộ hồ sơ cấp phép NK xe biếu tặng cho cục thuế địa phương (chủ yếu từ cuối năm 2021 mới gửi -PV) để giám sát, nhưng phía thuế thu được hay không cũng không thấy chia sẻ, điển hình như các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, TPHCM.

Mấy tháng qua, phóng viên Tiền Phong nhiều lần liên hệ các đơn vị như Tổng cục Thuế, Cục Thuế Hà Nội, Cục Thuế TPHCM, Cục Thuế Hà Nam, Đà Nẵng để hỏi về việc chia sẻ dữ liệu, hồ sơ nhằm giám sát, thu thuế nội địa với xe biếu tặng, nếu có mua bán nhưng đều nhận được câu trả lời: “Vẫn đang rà soát, chưa có báo cáo”. Nhìn chung, không riêng vụ việc này, những vụ việc khác, báo chí rất khó khăn khi tác nghiệp lại “lãnh địa” này.

Đặc biệt, trao đổi với Tiền Phong, một số Cục thuế thông tin, có tình trạng DN được biếu tặng xe, nhập khẩu xong đã bỏ địa chỉ kinh doanh nên đến nay không thu được thuế thu nhập bất thường (hành vi được xem là trốn thuế). Điển hình như ở Ninh Bình có khoảng 15 xe và Hà Nội có khoảng chục xe, Cục thuế phải gửi hồ sơ cơ quan công an để truy tìm.

Thế nhưng, trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Tài chính đã vội vàng khẳng định: Không thất thu thuế xe biếu tặng!? Tuy nhiên, kỳ lạ thay, chỉ sau 2 kỳ của Tiền Phong nêu, Cục Hải quan Hà Nội đã truy thu được 1,6 tỷ đồng từ xe 3 NK biếu tặng về năm 2021 (chi tiết nêu trên số báo trước).

Chưa kể có tình trạng cục hải quan địa phương bảo không được nhưng cấp cục thuộc TCHQ lại cho xuôi. Chẳng hạn, ngày 20/10/2021, Cục phó Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp ra liên tiếp 3 thông báo từ chối cấp phép NK cho một số DN đều mới thành lập… (Ví dụ: Cty TNHH Thương mại Khánh Bình Đông thành lập ngày 10/4/2021.

Ngay sau đó 9 ngày, công ty này đã có hợp đồng tư vấn dịch vụ ký kết với đối tác nước ngoài là Cty Lux Motors/Leasing Inc. Và 20 ngày sau, ông chủ Cty Lux Motors/Leasing Inc đã có thư tặng xe Lotus Evora GT, sản xuất năm 2021 của Anh).

Thế nhưng gần 1 tháng sau (26/11/2021), đáp trả báo cáo của Cục Hải quan TPHCM, Cục phó Giám sát Quản lý Nguyễn Bắc Hải (thuộc TCHQ) ra công văn đề nghị (Cục Hải quan TPHCM) xem xét cấp giấy phép cho 3 DN.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.