Vì sao Quốc hội Anh chưa thông qua thỏa thuận Brexit?

Vì sao Quốc hội Anh chưa thông qua thỏa thuận Brexit?
TPO - Số lượng những Nghị sĩ trong Quốc hội Anh vốn ban đầu ủng hộ nay đột ngột thay đổi lập trường sang phản đối ngày một gia tăng là bước ngoạt lớn nhất cho bản thỏa thuận Anh rời Liên minh châu Âu (gọi tắt là Brexit) được thông qua.

Điều này được minh chứng rõ nét nhất thông qua các động thái từ đảng Liên minh Dân chủ (DUP), theo đảng này dù chưa đến giai đoạn xem xét thay đổi lập trường ủng hộ Thủ tướng Theresa May, nhưng đã có Nghị sỹ của đảng này công khai phê phán dự thảo thỏa thuận Brexit.

Nhiều Nghị sỹ Quốc hội Anh đang yêu cầu chính phủ Anh đàm phán lại thỏa thuận Brexit. Thậm chí một số thành viên nội các của Thủ tướng Theresa May cũng cho rằng bà nên quay lại Brussels để đàm phán lại một thỏa thuận mới, hoặc tổ chức cuộc trưng câu dân ý thứ 2 về Brexit.

Đặc biệt, một nút thắt khó gỡ nữa là ngay trong nội bộ chính phủ Anh đã diễn ra sự tranh cãi gay gắt về vấn đề biên giới phức tạp giữa Ireland và Bắc Ireland một khi thỏa thuận Brexit được thông qua.

Các nhà phân tích cho rằng, nếu Quốc hội Anh phủ quyết dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May, có thể yêu cầu chính phủ đàm phán lại thỏa thuận với EU. Thậm chí, Thủ tướng Theresa May cũng có thể phải từ chức do khủng hoảng chính trị, khi đó lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ khó sắp xếp nội các một cách thuận lợi, buộc phải bầu cử lại. 

Nếu đại diện cho phe ủng hộ Anh ở lại EU Teremy Corbyn hoặc đại diện cho phe “Brexit cứng” Boris Johnson lên nắm quyền thì họ có thể sẽ đưa ra một lộ trình Brexit hoàn toàn mới.

Ngoài ra, việc khởi động đàm phán lại Brexit hoặc một  Brexit không có thỏa thuận sẽ tác tác động tiêu cực đến nền kinh tế Anh mà cả EU, thậm chí đe dọa sự phát triển của kinh tế thế giới.
Trước đó, hôm 21/11, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho rằng, tiến trình Brexit sẽ không thể diễn ra nếu Quốc hội Anh không phê chuẩn thỏa thuận Brexit.

Theo ông Hammond, nếu thỏa thuận không được phê chuẩn, Anh sẽ đối mặt với hỗn loạn về chính trị. Hỗn loạn nảy sinh cũng đồng nghĩa với việc tiến trình Brexit sẽ không xảy ra.
Ông Hammond cũng nhấn mạnh, lộ trình Brexit diễn ra suôn sẻ, theo đúng trật từ có giá trị hàng tỷ bảng Anh đối với nền kinh tế “xứ sở sương mù”.

Như vậy có thể thấy rằng, số lượng những Nghị sĩ trong Quốc hội Anh vốn ban đầu ủng hộ nay đột ngột thay đổi lập trường sang phản đối ngày một gia tăng là bước ngoạt lớn nhất cho bản thỏa thuận Brexit  được thông qua.

MỚI - NÓNG