Vitamin K có thể giúp giảm chứng chảy máu trong một vài trường hợp như bệnh gan, mắc chứng kém hấp thụ hoặc dùng kháng sinh trong thời gian dài. Vai trò chính của vitamin K là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất khi bị thương. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K, máu của bạn sẽ không thể đông được và điều này có thể dẫn đến tử vong.
Vitamin K còn có thể kết hợp với calcium giúp cho xương chắc khỏe. Thiếu vitamin K có thể gây ra bệnh loãng xương. Ngoài ra, vitamin Kcó thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Do chế độ ăn của mình, những người ăn chay là những người hấp thu một lượng lớn vitamin K nên họ không mắc loại bệnh này. Vitamin K còn được dùng để điều trị vết thương ngoài da.
Xơ hoá động mạch là một bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ. Bình thường động mạch mềm mại, gấp lại dễ dàng như ống nhựa mềm. Trong thành động mạch có lớp cơ trơn, khi co lại có tác dụng co bóp làm máu lưu thông.
Một động mạch bị xơ cứng thì không thể co bóp được. Tuổi cao là một nguyên nhân chính của xơ cứng động mạch. Vitamin K2 đặc biệt giữ không cho canxi và phospho lắng đọng vào động mạch chủ và làm đảo nghịch hiệu quả của thức ăn không tốt cho tim. Qua nghiên cứu các nhà khoa học cho thấy vitamin K dường như có tác dụng làm dừng quá trình vôi hoá và cứng thành mạch máu.
Người ta đã nghiên cứu, phát hiện ra nhiều tác dụng tích cực của vitamin K. Vitamin K có thể giúp phòng ngừa ung thư, tăng cường tỷ trọng xương, hạn chế bệnh tim mạch, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch, giảm bệnh tiểu đường. Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể và giảm được tới gần 20% rủi ro mắc bệnh tiểu đường týp 2 ở người lớn.
Tuy nhiên, bổ sung bao nhiêu vitamin K là hợp lý? Như ta đã biết, vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh dạng lá (như rau bina, bắp cải, cải xoăn, súp lơ v.v...) chiếm khoảng 90% lượng vitamin K mà cơ thể hấp thu.
Vitamin K còn có trong thịt, pho-mat và trứng. Đừng quên bổ sung nguồn vitamin K cho cơ thể mình. Những người nào không ăn rau thường xuyên sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin này, vì cơ thể có khả năng dự trữ loại vitamin K trong các tế bào mỡ nên bạn chỉ cần tiêu thụ các loại thức ăn cung cấp nó mà không cần phải tiêu thụ các loại thức ăn giàu vitamin K mỗi ngày.
Trong trường hợp không bổ sung vitamin K qua thực phẩm được thì buộc phải dùng theo đường uống. Liều lượng cũng phải theo chỉ định của bác sĩ.