Nghiên cứu cho thấy người lớn nên tiêu thụ ít nhất 200 ml nước mỗi ngày, nếu không máu sẽ không lưu thông được, các cơ quan sẽ sớm thoái hóa dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Uống nước giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, loại bỏ độc tố, do đó tăng đề kháng, chống lại bệnh tật như táo bón, nhiễm trùng, ngăn ngừa đau khớp và viêm khớp, làm giảm đau đầu.
Tuy nhiên, theo Boldsky, mỗi người có nhu cầu tiêu thụ nước khác nhau, nếu uống quá nhiều nước cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe khó lường.
Lượng nước tối thiểu
Cơ thể người lớn cần ít nhất 8 ly nước (khoảng 2 lít nước) mỗi ngày qua nhiều con đường khác nhau. Nếu không uống đủ 8 ly thì bạn cũng cần tối thiểu 3 ly. Thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, gặp các vấn đề dạ dày và sức khỏe khác.
Uống nước theo nhu cầu
Mỗi cá nhân có nhu cầu lượng nước khác nhau. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu nước phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ hoạt động thể chất và sự thay đổi thời tiết. Phụ nữ trên 23 tuổi cần tối thiểu 1,6 lít nước trong khi nam giới trên 30 tuổi nên tiêu thụ 2,3 lít nước mỗi ngày.
Uống bao nhiêu là quá nhiều
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể là rất cần thiết, song nhiều người mắc sai lầm khi cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt. Các chuyên gia cảnh báo uống quá nhiều nước sẽ nguy hiểm cho sức khỏe, dẫn đến tổn thương thận bởi bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên. Nó cũng gây viêm nhiễm đường tiết niệu (UTI) và mất ngủ.
Dấu hiệu bạn đang uống nhiều nước
Đi tiểu thường xuyên và nước tiểu nhạt màu là dấu hiệu cơ bản cho thấy lượng nước uống của bạn là cao. Bạn nên điều chỉnh lại, tiêu thụ nước cho phù hợp với thể trạng.
Thay thế nước
Có thể thay thế nước lọc bằng một số loại nước giải khát khác, tăng cường rau xanh và nước trái cây vào chế độ ăn uống.
Cách nhận biết uống đủ nước
Cảm giác khát là dấu hiệu cho thấy cơ thể đòi hỏi nhiều nước. Nếu cơ thể đủ nước, màu sắc của nước tiểu vàng nhạt. Cơ thể thiếu nước gây cảm giác nóng rát, ngột ngạt và màu sắc của nước tiểu vàng sẫm.