Tuyển sinh đại học: Cơ hội nào cho thí sinh điểm trung bình-khá?

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Sài Gòn. Ảnh: Sài Gòn giải phóng
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Sài Gòn. Ảnh: Sài Gòn giải phóng
TP - Sau khi biết điểm thi, điều phụ huynh và thí sinh quan tâm nhất hiện nay là chọn trường thế nào cho đúng và trúng ngay từ đợt 1 xét tuyển. Với các thí sinh điểm cao, có thể không cần sử dụng hết quyền 2 nguyện vọng, nhưng những thí sinh đạt điểm trung bình - khá thì khó khăn hơn nhiều.

"Trong một buổi sáng, tôi nhận được 1.000 câu hỏi gửi về qua mục tư vấn trực tuyến trên website của trường. Trong số đó có tới 900 câu hỏi quan tâm đến vấn đề đỗ - trượt” - ông Nguyễn Phong Điền, trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết. Ông Trần Khắc Thạc, Phó trưởng phòng đào tạo ĐH Thủy lợi cũng cho hay trang fanpage tư vấn trực tuyến của trường hàng ngày nhận được hàng trăm cho đến hàng ngàn thắc mắc, trong đó nội dung được đề cập nhiều nhất là có cơ hội vào trường không.

“Điều đó cho thấy, các em đang rất lo lắng và cũng căng thẳng không kém thời gian trước khi thi. Vì qua nhiều năm tuyển sinh, chúng tôi thấy nếu thí sinh không trúng tuyển đợt 1 thì cơ hội trúng tuyển đợt 2, đợt 3 sẽ thấp dần” - ông Thạc chia sẻ.

Hẹp nhưng vẫn có thể “lọt”

Theo đánh giá sơ bộ của Bộ GD&ĐT, phổ điểm năm nay điểm tuyệt đối ít nhưng điểm khá, trung bình nhiều. Do đó, những thí sinh đạt mức điểm khá  giỏi (từ 24 điểm trở lên) hoàn toàn có thể yên tâm cơ hội trúng tuyển đợt 1 rất cao. Còn những thí sinh từ khá trở xuống, số lượng lớn nên việc chọn trường sẽ khó khăn hơn nhiều.

Do đó, PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT đưa ra lời khuyên: “Trước hết, thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn 2015. Sau đó liệt kê những ngành mình  thích, đối chiếu xem năm ngoái các ngành đó điểm chuẩn như thế nào. Theo tôi, nguyên tắc đăng ký, trong  4 NV,  thí sinh nên chọn 1 NV vào ngành, trường có điểm chuẩn năm 2015 cao hơn hoặc bằng điểm mình đạt được, ngành thứ hai thấp hơn một chút, ngành thứ 3, thứ 4 thì thấp hơn nữa. Mức điểm chênh nhau càng xa thì càng an toàn”.

Ông Nguyễn Phong Điền, trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng năm nay, điểm chuẩn dự kiến vào trường có giảm hơn một chút so với  năm 2015. Do đó, với mức điểm thi trung bình (theo cách tính của ĐH Bách khoa Hà Nội: 2 môn trong tổ hợp cộng  môn chính nhân đôi chia 4) đạt 7.5 trở lên thí sinh có thể hoàn toàn yên tâm chọn Bách khoa.

Còn ông Đào Văn Đông, hiệu trưởng ĐH Công nghệ giao thông cho biết năm 2015, mức điểm 16 thí sinh đã có thể lựa chọn được ngành học tại trường. Mức điểm 18 có thể chọn được một số ngành, còn mức điểm 20, thí sinh có thể chọn bất cứ ngành nào trong trường để học. “Năm nay, dự kiến điểm vào trường cũng không thay đổi nhiều so với năm trước” - ông Đông cho hay.

Ông Trần Khắc Thạc cho biết với việc được quyền lựa chọn 2 trường với 4 nguyện vọng, Bộ GD&ĐT đã tăng quyền lợi trúng tuyển cho thí sinh ở đợt 1 lên rất nhiều.  Phổ điểm tập trung từ 4-8 điểm, nhưng phổ điểm tập trung cao nhất là từ 5-7 điểm. Điểm xét tuyển của thí sinh không hoàn toàn phụ thuộc vào phổ điểm thi vì còn liên quan đến điểm ưu tiên đối tượng và khu vực.

“Nhưng dựa trên phân tích phổ điểm thi  tôi dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ giảm từ 0.5 điểm đến 1 điểm. Với thí sinh muốn lựa chọn trường thủy lợi, thí sinh cứ bình tĩnh đọc kỹ thông tin xét tuyển vào trường. Những thí sinh từ 16.5 điểm trở lên đã có khả năng trúng tuyển vào trường” - ông Thạc khẳng định.

Hơn 420.000 chỉ tiêu đại học chính quy

Chiều 25/7, Bộ GD&ĐT công bố chỉ tiêu đại học (ĐH) hệ chính quy của các cơ sở giáo dục khối dân sự trong cả nước năm 2016. Theo đó, tổng chỉ tiêu cho 7 khối ngành đào tạo là 420.354 chỉ tiêu. Bộ GD&ĐT yêu cầu để đảm bảo chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục ĐH không được vượt quá chỉ tiêu này. Bộ sẽ kiểm tra và xử lý các cơ sở ĐH tuyển vượt chỉ tiêu và xử lý nghiêm Chủ tịch hội đồng tuyển sinh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.