Tuyển liên thông để né quy định mới

Tuyển liên thông để né quy định mới
Nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) và cả người học đang vội vàng tổ chức và thi tuyển sinh liên thông để né quy định mới.

Tuyển liên thông để né quy định mới

> Đang học liên thông có được chuyển tiếp?
> Không nên kéo dài thời gian xét tuyển
> Những điểm mới trong tuyển sinh năm 2013

Nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) và cả người học đang vội vàng tổ chức và thi tuyển sinh liên thông để né quy định mới.

Đông đảo thí sinh ghi hồ sơ dự thi liên thông ĐH tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.HCM sáng 16-1. Ảnh: Như Hùng
Đông đảo thí sinh ghi hồ sơ dự thi liên thông ĐH tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.HCM sáng 16-1. Ảnh: Như Hùng .

Quy định mới về liên thông CĐ, ĐH của Bộ GD-ĐT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7-2-2013. Theo các trường và người học, quy định mới buộc người muốn liên thông CĐ, ĐH phải thi chung đề trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ, nếu không phải chờ ba năm sau ngày tốt nghiệp mới được dự thi theo đề do trường CĐ, ĐH ra là quá ngặt nghèo.

Người học dao động

 Việc đào tạo liên thông bát nháo lâu nay lỗi là do cơ quan quản lý chứ không phải của người học 

Ông Trần Mạnh Thành - phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt)

Năm 2009, Lương Thanh Tùng (Q.6, TP.HCM) trúng tuyển vào Trường ĐH Hoa Sen với 16 điểm và Trường CĐ Kinh tế đối ngoại với 19 điểm. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không kham nổi mức học phí ĐH nên Tùng chọn học CĐ.

Năm 2012 Tùng tốt nghiệp và dự định dự thi liên thông lên ĐH nhưng với quy định mới, Tùng lo lắng “bao nhiêu năm học CĐ, giờ còn nhớ gì kiến thức phổ thông nữa đâu mà thi ĐH”. Mấy tuần gần đây, Tùng đôn đáo tìm hiểu xem trường nào tuyển sinh liên thông trước khi quy định mới có hiệu lực (từ ngày 7-2, PV) để dự thi né quy định mới.

Cũng tìm cách né nhưng N.V.S. lại chấp nhận bỏ bằng CĐ và sử dụng bằng trung cấp để liên thông ĐH. S. cho biết mình học trung cấp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp và đã liên thông lấy bằng CĐ. S. dự định học tiếp lên ĐH nhưng quy định mới buộc S. phải chờ thêm vài năm nữa.

“Mấy năm học liên thông CĐ coi như bỏ, bằng này chỉ để đi làm. Bằng trung cấp của tôi đã hơn 36 tháng nên sẽ sử dụng bằng này để thi liên thông lên ĐH. Tuy thời gian có dài hơn nhưng khả năng tiếp tục học cao hơn. Nếu lấy bằng CĐ liên thông thì phải thi ĐH, như thế khả năng trúng tuyển cực kỳ thấp vì có còn nhớ gì kiến thức phổ thông đâu. Còn chờ cho bằng CĐ đủ 36 tháng thì quá lâu” - S. cho biết.

Ngay cả những sinh viên đang theo học CĐ cũng bị dao động. N.T.B. - sinh viên năm nhất bậc CĐ Trường ĐH Sài Gòn - cho biết năm 2012 B. thi ĐH được 15 điểm khối A, rớt ĐH và chấp nhận học CĐ với hi vọng sau này sẽ tiếp tục học lên ĐH.

Tuy nhiên, nếu theo quy định mới, B. sẽ phải mất năm năm nữa mới được liên thông lên ĐH. Do đó, B. cho biết năm nay sẽ ôn thi để thi lại ĐH, tiết kiệm thời gian và công sức học tập, tránh phải thi lại ĐH sau ba năm học CĐ.

Trường lo lắng

Nhiều trường đã tranh thủ ra thông báo tuyển sinh liên thông đợt cuối để chạy đua trước ngày quy định có hiệu lực. Ngày 8-1 Trường CĐ Bách Việt ra thông báo tuyển sinh liên thông CĐ chính quy với thời gian thi tuyển ngay sát ngày quy định mới của bộ có hiệu lực.

Tương tự, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng ra thông báo trong tháng 1 và thi tuyển vào ngày 2-2. Trường CĐ Kinh tế công nghệ thi tuyển vào cuối tháng 1. Trường ĐH Hồng Bàng, Võ Trường Toản tổ chức thi liên thông vào đầu tháng 2...

Ông Trần Mạnh Thành, phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho rằng quy định mới quá ngặt nghèo khiến người học khó có thể vượt qua được kỳ thi tuyển sinh ĐH vì đã bỏ kiến thức phổ thông quá lâu. Trong khi đó, đối tượng đủ 36 tháng đã thi liên thông các năm trước đó nên cũng rất khó để các trường tuyển sinh.

“Vì điều này mà nhiều trường muốn tuyển sinh liên thông theo quy định cũ. Việc đào tạo liên thông bát nháo lâu nay lỗi là do cơ quan quản lý chứ không phải của người học. Bộ cứ thanh tra và xử phạt thật nặng trường nào làm không đúng quy định và phải tạo điều kiện để người học tiếp tục nâng cao trình độ. Tôi cho rằng điều quan trọng không phải siết đầu vào mà là làm sao quản lý chất lượng đào tạo, đầu ra của các trường” - ông Thành nói.

Trong hội nghị tổng kết tuyển sinh của ĐHQG TP.HCM mới đây, hiệu trưởng một số trường thành viên bày tỏ quan điểm không đồng tình với quy định mới của bộ khi đánh đồng “cá mè một lứa” tất cả các trường.

PGS-TS Dương Anh Đức - hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) - nêu ý kiến: trong quá trình tuyển sinh liên thông, có trường làm tốt, đảm bảo chất lượng nhưng cũng có không ít trường làm không tốt. Từ điều này mà đánh đồng tất cả các trường là không hợp lý. Quan trọng là quy trình đảm bảo chất lượng đầu vào, đầu ra như thế nào.

Quá quan trọng đầu vào sẽ làm mất đi tính khách quan và nản lòng những người có nhu cầu học thật sự. Tại sao họ học ba năm rồi phải chờ thêm ba năm nữa mới được học tiếp?

Bất chấp quy định

Trường CĐ Asean (Hưng Yên) vào tận TP.HCM để tuyển sinh liên thông cấp bằng CĐ chính quy các ngành dược và điều dưỡng với điểm đào tạo tại Trung tâm Y tế dự phòng phía Nam (Q.Gò Vấp).

Trong thông báo tuyển sinh, trường này ghi rõ quy định mới áp dụng từ ngày 7-2 nên trường tuyển sinh đợt cuối chỉ tiêu năm 2012 (theo quy định cũ).

Điều đáng nói là bất chấp quy định không được đào tạo cấp bằng CĐ, ĐH chính quy ngoài trường, đơn vị này vẫn tuyển sinh liên thông để cấp bằng chính quy ở TP.HCM dù trường ở tận Hưng Yên.

Theo Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.