Trong bối cảnh nhiều cuộc khủng khoảng leo thang trên thế giới, như khủng hoảng Ukraine, “Nhà nước Hồi giáo” (IS)…, Nga và Mỹ đang càng gia tăng bất đồng trong giải quyết các vấn đề của thế giới.
Trước cục diện này, các quốc gia trên thế giới cũng đang chia mình thành nhóm nước chuộng vũ khí Nga hay Mỹ, và quỹ đạo họ theo nghiêng về Mỹ hay Nga.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2014, Mỹ bán ra thế giới 10,2 tỷ USD trang bị vũ khí, trong khi Nga bán được 5,98 tỷ USD.
Dễ hiểu rằng Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chủ chốt cho châu Âu, Trung Đông và Đông Á.
Ả rập Sauđi hiện là khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ. Quốc gia này đã mua tổng cộng 1,2 tỷ USD trang bị vũ khí Mỹ, riêng trong năm 2014.
Nga phần lớn là cung cấp vũ khí cho các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), cùng với đó là một số nước châu Phi, Trung Đông, châu Á như Xu-đăng, Belarus và Iran.
13 nước mua vũ khí từ cả Mỹ và Nga. Năm 2014, Ấn Độ là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất toàn cầu, với 4,2 tỷ USD giá trị trang bị vũ khí. New Delhi đã mua sắm 2,1 tỷ USD vũ khí trang bị từ Nga và 1,1 tỷ USD khí tài từ Mỹ.
Đáng chú ý, quốc gia duy nhất đã đi ngược lại xu thế được dự đoán là Hungari, một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đồng thời là thành viên Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Budapest đã mua sắm 7 triệu USD vũ khí trang bị từ Nga trong năm 2014.
Màu xanh là quốc gia nhập khẩu vũ khí từ Mỹ, màu đỏ chỉ quốc gia nhập khẩu vũ khí Nga, màu vừa xanh vừa đỏ chỉ quốc gia nhập vũ khí của cả Nga và Mỹ.
Trong những năm gần đây, nước này có xu hướng ngày càng thân Nga. Tổng thống Nga Putin đã xem Hungary là một trong những đối tác giá trị nhất của Nga.
Theo cập nhật của SIPRI, giá trung bình của tàu chiến là 2 triệu USD/tàu. Giá tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Mỹ là 350 triệu USD/chiếc.
Giá tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ là 1,410 triệu USD. Giá trung bình một chiếc xe bọc thép Gumvee của Mỹ là từ 160.000-220.000 USD. Giá quả đạn pháo M982 Excalibur là 53.620 USD.