Sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô thế giới hồi đầu năm nay với mức sụt giảm có thời điểm xuống mức 42 USD/thùng được xem là tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2004.
Mặc dù những đánh giá khá lạc quan của giới phân tích hồi đầu năm 2017, nhưng với diễn biến thực tế trái chiều của thị trường cũng đủ khiến các nhà đầu tư, khách hàng và các quốc gia sản xuất dầu mỏ "hoảng loạn".
Giá dầu thô thế giới đã giảm 14% trong năm nay tính đến thời điểm đóng cửa ngày 30/6/2017 khiến thị trường thất vọng bất chấp những nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Giá dầu thô của Mỹ kết thúc Quý II/2017giảm 9%,còn dầu Brent giao sau giảm 9,3%. Điều này đã đào sâu khoản lỗ tồn trong quý I cho các hợp đồng giao dịch. Tuy nhiên, sự sụt giảm này không làm Tổng thống Mỹ Donald Trump quá bận tâm khi tuyên bố trên Twitter rằng ông muốn giá xăng dầu "giảm thậm chí thấp hơn nữa".
Một trong những nguyên nhân giá dầu tại Mỹ sụt giảm sâu là do tổng số giàn khoan tại Mỹ vẫn tăng hơn gấp đôivào thời điểm này năm ngoái tới con số 341 giàn khoan.
Ngoài ra, thị trường dầu mỏ thế giới vẫn còn dư thừa do sản lượng từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn đạt mức cao trong 6 tháng đầu năm 2017, mặc dù OPEC đã rất nỗ lực giữ vững cam kết cắt giảm sản lượng trong nỗ lực thắt chặt thị trường chung.
OPEC gần như đã phải cắt giảm mức sản xuất cho phép xuống con số gần một phần tư trong tổng số 1,2 triệu thùng mỗi ngày nhưng vẫn không hoàn toàn đạt được mục tiêu đẩy dự trữ dầu thô xuống mức bình quân 5 năm vào tháng 6/2017.
Theo số liệu của Reuters, tháng 6/2017, sản lượng OPEC tăng 280.000 thùng/ ngày (bpd) lên 32.72 triệu thùng/ ngày. Thêm vào đó, sự tăng sản lượng này cũng do sản lượng khai thác dầu của hai quốc gia không nằm trong phạm vi phải cắt giảm của OPEC là Libya và Nigeria vẫn duy trì tốc độ tăng mạnhchiếm một nửa lượng sản xuất của nhóm vào tháng trước, theo số liệu của Bloomberg.
Bước sang tháng 7, giá dầu chứng kiến những dấu hiệu khôi phục đầy lạc quan khigiá dầu thô của WTI ở Tây Texas (WTI) tăng 24 cent, tương đương 0.5%, lên mức 46,28 USD/thùng, tăng thêm 7% so với tuần cuối cùng của quý II.
Các nhà đầu tư đã thu được lợi nhuận từ mức tăng 3,7% kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Hai, 3/7/2017 với mứcgiá dầu thô của Mỹ tăng 47 USD/thùng đạt mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 12 năm 2016.
Kết thúc phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 4/7, giá dầu thô của Mỹ và dầu Brent của thị trường toàn cầu vẫn ổn định ở mức gần 50 USD/thùng mặc dù vẫn có khả năng giảm lần đầu tiên trong 9 phiên liên tiếp, giữ ngưỡng tăng ổn định kéo dài nhất kể từ tháng 2 năm 2012.
Một vài nhà phân tích nhận thấy giá dầu nhiều khả năng sẽ tăng thay vì giảm thêm nếu chúng đột phá ra khỏi một biên độ nào đó. Lý do là phần lớn hoạt động giao dịch gần đây đều dựa trên các yếu tố kỹ thuật, hoặc mua và bán dựa trên việc giá dầu dao động trên hoặc dưới một mức giá nhất định. Trong khi đó, thị trường dầu trên khắp thế giớiđang dịch chuyển trở về trạng thái cân bằng sau một thời gian dài rơi vào tình trạng dư cung.
Giá dầu tại Mỹ hiện đã giữ được mức bình ổn trở lại và dần được nâng lên do các hoạt động khoan của Mỹ đối với các sản phẩm dầu mới từ hai dàn khoan giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1/2017.
Điều này cũng có khả năng đưa đến một sự khởi đầu của một xu hướng mới nếu dự trữ dầu toàn cầu bảo đảm giảm trữ lượng đáng kể trong 6 tháng cuối năm 2017 tới đây. Ngoài ra, các nguy cơ an ninh toàn cầu ngày càng tăng sau các vụ thử tên lửa lặp đi lặp lại của Triều Tiên và các rủi ro khủng hoảng chính trị và ngoại giao ở vùng Trung Đông có thể đẩy giá dầu lên cao hơn.
Tuy nhiên, Chính phủ Nga vẫn muốn tiếp tục giữ vững giá dầu và sẽ có phản ứng mạnh hơn nếu có thêm bất kỳ hạn chế nguồn cung nào nữa
Theo nhận định của giới chuyên môn, giá dầu vẫn có thể giảm, nhưng có một ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật đối với các hợp đồng dầu thô tương lai nằm giữa mức 37-41 USD/thùng. Nếu giá dầu đột phá ra khỏi một phạm vi nào đó thì nhiều khả năng giá dầu sẽ tăng cao trở lại.
Với các nỗ lực gìn giữ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, sẽ có cơ hội tốt hơn để làm giảm dự trữ dầu toàn cầu. Theo dữ liệu của Nhà cung cấp dữ liệu năng lượng Kpler, các chuyến hàng ra nước ngoài ít hơn trong tháng 6 là do xuất khẩu của UAE, Algeria, Kuwait , và Iran giảm.
Trongtháng 7, xuất khẩu dầu thô của Iran có thể giảm 7% từ mức cao nhất trong tháng trước , kể từ sau khi lệnh trừng phạt của phương Tây vì có liên quan đến các chương trình hạt nhân được gỡ bỏ. Sự suy giảm này chủ yếu do sự sụt giảm xuất khẩu sang châu Âu và châu Á.
Bộ Thương mại Nhật Bản đã phát hành số liệu chính thức cho thấy nhập khẩu dầu của Nhật từ Iran giảm gần một nửa trong tháng 6/2017.
Theo Reuters, lượng xuất khẩu dầu thông qua đường biển của Nga cũng bị giảm lần đầu tiên trong năm 2017. Từ con số 5,21 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2017 xuống còn 4,822 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2017.
Dự báo số lượng này còn tiếp tục giảm do kế hoạch giảm tải trọng từ các cảng Nga trên biển Baltic trong 12 ngày đầu tiên của tháng 7, dự báo giảm 300,000 tấn dầu thô.
Hơn nữa, theo thông lệ thế giới thường tiêu thụ nhiều dầu hơn trong 6 tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ phục vụ giao thông vận tải và các hoạt động liên quan khác tăng đột biến khi bước vào mùa du lịch. Ngoài ra lượng cung cũng có khả năng chững lại do chuẩn bị bước vào mùa bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu.
Với những tín hiệu lạc quan phản chiếu lại từ diễn biến thị trường thực tế, giới đầu tư vẫn duy trì kỳ vọng giá dầu bình quân sẽ là 65 USD/thùng vào năm 2018.
Tuy nhiên các chuyên gia dầu mỏ quốc tế vẫn khuyến cáo dù có những dấu hiệu khả quan nhưng thị trương dầu mỏ vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, nhất là giá dầu có thể bị ảnh hưởng bởi biên độ giao động giá của đồng USD rất có khả năng tăng mạnh nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục điều chỉnh lãi suất trong thời gian tới.