TS Lê Viết Khuyến: Áp dụng biên chế nên không thu hút được người tài

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, muốn bỏ biên chế trong trường đại học thì phải có Hội đồng trường đích thực (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, muốn bỏ biên chế trong trường đại học thì phải có Hội đồng trường đích thực (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Nếu trường đại học công lập muốn tạo được cơ cấu nhân lực tối ưu thì không có con đường nào khác là phải kí hợp đồng đối với giảng viên. Còn nếu cứ áp dụng hình thức biên chế như hiện nay thì không thu hút được nhân tài, bởi lẽ cơ cấu nhân lực hiện nay chưa hợp lý. 

Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, thời gian tới sẽ thí điểm bỏ biên chế đối với các trường đại học, nhiều ý kiến cho rằng lo ngại rằng, nếu bỏ biên chế chuyển sang cơ chế hợp đồng trong trường đại học thì e rằng các trường công lập sẽ khó thu hút được giảng viên giỏi.

Bởi lẽ không ít giảng viên hiện nay được mời dạy ở các trường đại học tư thục với mức lương rất cao, có thể lên tới vài chục triệu đồng/ tháng.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, nếu các trường đại học công lập cứ áp dụng hình thức biên chế như hiện nay thì mới không thu hút được nhân tài, bởi lẽ cơ cấu nhân lực hiện nay chưa hợp lý.

Ông Khuyến phân tích rằng, người làm nhiều, người làm ít, người tích cực hay không cũng đều hưởng lương như nhau và vì là biên chế nên nhà trường nên không sa thải được.

Do đó, nếu trường đại học công lập muốn tạo được cơ cấu nhân lực tối ưu và luôn biến động theo nhu cầu của xã hội thì không có con đường nào khác là phải kí hợp đồng đối với giảng viên.

“Nhưng đây phải là hợp đồng có thời hạn chứ nếu là hợp đồng vô thời hạn thì rất dễ lại trở thành biến tướng của hình thức biên chế”, ông Khuyến nhấn mạnh.

Ngoài ra, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cũng cho rằng, cần phải có cơ chế đánh giá hợp lý.

Theo kinh nghiệm của các nước, việc đánh giá giảng viên thông qua điều tra sinh viên. Một giảng viên được kí hợp đồng 3 năm thì năm nào Hội đồng trường đó cũng tiến hành điều tra đánh giá công khai trên các phương tiện truyền thông để xã hội được biết.

Nếu năm đầu tiên sinh viên nhận xét không tốt thì Hội đồng trường sẽ cảnh báo, nếu năm thứ 2, năm thứ 3 vẫn tiếp tục thì Hội đồng trường sẽ không ký hợp đồng nữa.

Nhìn nhận thực tế cho thấy, nhiều trường đại học công bố tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm rất cao tuy nhiên kết quả đó không phải không có gian lận.

Do đó, khi áp dụng cơ chế hợp đồng, nếu một ngành học hoặc một chương trình đào tạo nào đó 3 năm liền tỷ lệ sinh viên ra trường không có việc làm cao, khi công bố công khai tỷ lệ này thì nhiều thí sinh không lựa chọn học nữa.

Điều này có nghĩa là chương trình đó sẽ bị xóa sổ. Khi chương trình xóa sổ, bản thân giáo viên dạy chương trình đó sẽ không được kí hợp đồng tiếp và bị thất nghiệp.

"Như vậy bản thân giảng viên phải luôn làm cho chương trình của mình thu hút được người học, điều đó bắt buộc giáo viên phải luôn có ý thức nâng cao trình độ của mình từng ngày", ông Khuyến nhấn mạnh.

Hiệu trưởng cũng kí hợp đồng

Nhiều ý kiến cho rằng, bỏ biên chế giảng viên đại học thì phải đồng bộ hóa nhiều vấn đề khác như: tài chính, tự chủ đại học…

Muốn bỏ biên chế phải trao quyền tự chủ cho các trường và phải có Hội đồng trường đích thực là cơ quan quyền lực, không thể trao hết quyền cho hiệu trưởng.

Muốn có Hội đồng trường phải bỏ cơ chế bộ chủ quản. Điều quan trọng cần phải bàn thành phần Hội đồng trường như thế nào?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, trong điều lệ các trường đại học hiện nay, hiệu trưởng đứng ra lập Hội đồng trường, như vậy không khác nào Hội đồng trường chỉ được xem là tay sai của hiệu trưởng.

Vậy làm sao Hội đồng trường phải là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường? Muốn quyền lực cao nhất thì phải bỏ vai trò bộ chủ quản.

Và Hội đồng trường phải hoạt động theo cơ chế ra nghị quyết chứ không phải là vai trò của một cá nhân trong Hội đồng trường, cá nhân hiệu trưởng cũng không làm gì được.

“Tốt nhất thành phần Hội đồng trường nên là những người ưu tú nhất đại diện cho cộng đồng xã hội, nó không dính dáng đến quyền lợi của nhà trường” Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nêu ý kiến.

Cũng theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, khi bỏ biên chế giảng viên thì hiệu trưởng cũng phải là hợp đồng, Hội đồng trường sẽ là đơn vị đứng ra tuyển hiệu trưởng, Hội đồng trường sẽ giám sát hiệu trưởng và có quyền tuyển dụng, sa thải hiệu trưởng.

Tuy nhiên, ông Khuyến cũng lưu ý rằng, Bộ không nên cùng một lúc ồ ạt chuyển toàn bộ đội ngũ giáo viên từ biên chế sang cơ chế hợp đồng mà cần có khâu chuẩn bị để chính người trong ngành thấy được sự cần thiết và hợp lý của cơ chế này.

Đồng thời, Bộ cần giải quyết những lo ngại của giáo viên để họ yên tâm công tác, muốn làm được điều này thì ngành giáo dục cần đẩy mạnh dân chủ hóa trong trường học và hoạt động Hội đồng trường.

Theo Theo Giáo dục Việt Nam
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.