Trung Quốc tiết lộ lý do mua tiêm kích Su-35 của Nga

Trung Quốc tiết lộ lý do mua tiêm kích Su-35 của Nga
TPO - Trung Quốc quyết định mua tiêm kích Su-35 từ Nga, bởi khả năng phóng các tên lửa về phía sau, WantChinatime dẫn lời Đại tá Wu Guohui, Phó giáo sư Đại học quốc phòng quốc gia Bắc Kinh cho biết.

> Nga–Trung thống nhất thời hạn ký hợp đồng cung cấp Su-35S

Tiêm kích Su-35
Tiêm kích Su-35.

Theo đó, khi sở hữu tiêm kích Su-35, Trung Quốc có cơ hội phát huy tối đa công năng của các dòng tên lửa hiện đại mà nước này đang sở hữu, như: R-73M2, R-74ME (Nga chế tạo), AIM-9X (Mỹ chế tạo) và PL-10 (Trung Quốc chế tạo).

Su-35 được thiết kế dành cho nhiệm vụ giành ưu thế trên không và yểm hộ hỏa lực mặt đất. Bản thân chiến đấu cơ thế hệ 4++ này có dải công tác rất rộng, bao gồm cả khả năng độc lập tác chiến.

Tính năng chiến đấu của Su-35 có thể tương đương với nhiều dòng máy bay thế hệ 5.

Theo thiết kế, các tên lửa trên có một mũi hình nón bên trên động cơ rocket và các cánh ổn định cải tiến dùng để ngăn ngừa những vấn đề mất ổn định khi máy bay bay tụt lại phía sau, sau khi phóng tên lửa.

Đại tá Wu Guohui cho rằng, sự ra đời của tên lửa bắn về phía sau đã thay đổi hẳn khái niệm không chiến.

Với các tên lửa bắn về phía sau và một màn hình nhìn phía sau lắp trên mũ lái của phi công, các phi công trong tương lai có thể tấn công mục tiêu từ phía trước.

Trong bối cảnh Trung Quốc chưa có các loại tiêm kích đáp ứng được yêu cầu trên, thì Su-35 có khả năng giúp Không quân Trung Quốc giải quyết triệt để bài toán trên.

Các chuyên gia quân sự Nga cảnh báo, sau khi có được Su-35, trong tương lai không xa, Trung Quốc có khả năng tự chế tạo các biến thể từ mẫu tiêm kích Su-35 của Nga.

Trần Vũ
Theo WantChinatime

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.