Trung Quốc lập cái gọi là 'Khu cảnh bị Tam Sa'

Trung Quốc lập cái gọi là 'Khu cảnh bị Tam Sa'
TP - Báo chí Trung Quốc đưa tin, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập một cơ cấu quân sự gọi là “Khu cảnh bị thành phố Tam Sa” với mục đích “bảo vệ chủ quyền, thúc đẩy việc khai thác tài nguyên ở Nam Hải (biển Đông)”.

> Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối 'thành phố Tam Sa'

Sân bay Phú Lâm sau khi được kéo dài
Sân bay Phú Lâm sau khi được kéo dài.

Ngày 20-7, các báo mạng Trung Quốc đồng loạt đưa lại tin của báo Hải Nam điện tử: La Bảo Minh, Bí thư tỉnh ủy, Chủ nhiệm Đại hội ĐBND tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) khi dẫn đầu một đoàn đại biểu đến uý lạo các đơn vị quân đội đóng quân trên đảo này thông báo: Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập một cơ cấu quân sự gọi là “Khu cảnh bị thành phố Tam Sa” với mục đích “bảo vệ chủ quyền, thúc đẩy việc khai thác tài nguyên ở Nam Hải (biển Đông)”. 

Đây là một bước đi nữa của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong Đường biên giới 9 đoạn mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, ngang ngược, bất chấp luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc.

Sau khi Bộ Dân chính Trung Quốc hôm 21-6 tuyên bố nặn ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” (gồm Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi Macclesfield Philippines tuyên bố chủ quyền), ngày 28-6, Cảnh Nhạn Sinh, Cục trưởng Thông tin, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, thông báo việc giới lãnh đạo quân đội đang nghiên cứu việc thiết lập một cơ cấu quân sự thích hợp đặt ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng trái phép.

Khi đó, trên báo chí Trung Quốc lan truyền ý kiến của giáo sư Bạch Tú Lan ở Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Cần bố trí một sư đoàn bộ binh cùng với hải quân, không quân, đặc nhiệm hải quân và công binh.

Hiện nay, Bộ chỉ huy lực lượng quân đội đồn trú ở các đảo, bãi thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc xâm chiếm trái phép đang được đặt tại đảo Phú Lâm.

Tới đây, cơ quan đầu não của cái gọi là “Khu Cảnh bị thành phố Tam Sa” cũng sẽ được đặt ở Phú Lâm.

Ở Trung Quốc có hai loại khu cảnh bị: cấp quân đoàn và cấp sư đoàn. Hiện có ba khu cảnh bị cấp quân đoàn là Khu cảnh bị Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh (tư lệnh và chính ủy mang hàm thiếu tướng); một số thành phố quan trọng có khu cảnh bị cấp sư đoàn (tư lệnh và chính ủy mang hàm đại tá).

Phú Lâm là đảo lớn nhất trên biển Đông, chiều dài từ đông sang tây 1.950m, chiều rộng 1.350m, diện tích đất nổi 2,13 km2.

Từ năm 1991, Trung Quốc xây dựng một sân bay quân sự có đường băng dài 1.000m có thể cất hạ cánh các máy bay chiến đấu, nhưng không thể sử dụng cho máy bay tiếp dầu hoặc máy bay báo động sớm. Vì vậy, họ đã đầu tư số tiền rất lớn để lấp biển, kéo dài đường băng lên hơn 2.000m, hoàn thành năm 2000.

Hiện nay, các loại máy bay chiến đấu như SU-27, vận tải quân sự cỡ trung và lớn như YAK-42, Y-8, máy bay báo động sớm KJ-200 và máy bay chở khách hạng trung như Boeing 737 có thể cất, hạ cánh ở đây.

Rõ ràng, việc Trung Quốc quyết định lập ra cái gọi là “Khu Cảnh bị thành phố Tam Sa” là một dấu hiệu nữa cho thấy dã tâm của Trung Quốc trong việc thôn tính biển Đông.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.