Trung Quốc đưa lựu pháo tự hành lên biên giới khi căng thẳng với Ấn Độ âm ỉ

0:00 / 0:00
0:00
Hệ thống lựu pháo tự hành PCL-161
Hệ thống lựu pháo tự hành PCL-161
TPO - Trong khi xung đột Israel-Palestine đang leo thang, căng thẳng ở biên giới Ấn Độ-Trung Quốc cũng đang âm ỉ, có tin nói quân đội Trung Quốc (PLA) đã nhận được các dàn pháo mới, sẽ được triển khai ở các khu vực tầm cao đối diện với khu vực Ladakh đang tranh chấp với Ấn Độ, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy căng thẳng biên giới giữa hai quốc gia có thể tiếp tục.

Thời báo Hoàn cầu thuộc Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đưa tin Bộ chỉ huy quân sự Hình Giang đã nhận được ba hệ thống vũ khí mới, có thể tăng đáng kể hỏa lực của PLA ở địa hình độ cao hiểm trở của cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Côn Lôn.

Các hệ thống vũ khí mới bao gồm: hệ thống lựu pháo tự hành PCL-161 và PCL-181 và PHL-03 MLRS (Hệ thống pháo phản lực phóng loạt).

Tờ EA Times trước đó đã đưa tin về việc Trung Quốc triển khai PHL-03 MLRS, được trang bị rocket 300mm, hệ thống này có khả năng gây ra nhiều hỏa lực và phá hủy một khu vực rộng lớn trong vòng vài giây từ cách xa hơn 100 km.

PHL-03 có nguồn gốc từ hệ thống pháo phản lực MLRS BM-30'Smerch 'nổi tiếng của Nga, có cấu hình tương tự như phiên bản gốc của Nga với 12 ống phóng rocket 300 mm, cùng với hệ thống điều khiển hỏa lực máy tính (FCS) kết hợp các hệ thống định vị GPS, GLONASS hay Hệ thống dẫn đường Beidou — làm cho chúng hoạt động hiệu quả như tên lửa dẫn đường.

Theo các nhà phân tích độc lập, các hệ thống lựu pháo tự hành PCL-161 và PCL-181 có thể bắn đạn pháo 122mm và 155mm vào các cơ sở địch ở cự ly 40 km, sử dụng đạn pháo thông thường, và bắn xa tới 70 km bằng cách sử dụng đạn tăng tầm.

Trung Quốc đưa lựu pháo tự hành lên biên giới khi căng thẳng với Ấn Độ âm ỉ ảnh 1

PCL-181

PCL-161 và PCL-181 giống hệt nhau ngoại trừ các đầu đạn mà chúng sử dụng, có hệ thống nạp đạn bán tự động. Người vận hành đặt quả đạn pháo lên cánh tay nạp đạn và cánh tay nạp đạn sẽ đưa quả đạn vào nòng. Cả hai loại pháo này đều có tính năng tự động tính toán và xác định vị trí đặt pháo thông qua máy tính điều khiển hỏa lực gắn trên xe.

PCL-161 có khả năng bắn thẳng trong trường hợp ở cự ly gần, tăng khả năng phòng thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa biết PCL-181 có còn trang bị tính năng này hay không.

Hindustan Times tổng hợp từ một số nguồn tin nói rằng mệnh lệnh chiến đấu đã được ban hành tới các đơn vị sau trong Quân khu Tân Cương: ba sư đoàn bộ binh cơ giới (Sư đoàn bộ binh cơ giới 4, 8 và 11); Sư đoàn bộ binh cơ giới 6; lữ đoàn tác chiến đặc biệt; Lữ đoàn pháo binh số 2 ; một lữ đoàn pháo binh cao xạ; hai trung đoàn bộ binh (Trung đoàn 1 và 2 độc lập); Lữ đoàn Phòng không 13; một trung đoàn công binh; Lữ đoàn Hàng không 3; một lữ đoàn tình báo / trinh sát; và các đơn vị hậu cần bổ trợ.

Ngoài ra, hai trung đoàn phòng thủ biên giới (Trung đoàn Phòng thủ Biên giới 12 và 13) đã được triển khai. Lữ đoàn Tên lửa 646 được cho là được trang bị tên lửa đạn đạo DF-26, cũng thuộc thành phần được triển khai.

Các loại pháo và thiết giáp mới, bao gồm cả xe tăng chủ lực mới và xe tăng hạng nhẹ, sẽ thay thế những loại xe cũ được triển khai trong khu vực.

Trong khi đó, Quân đội Ấn Độ vẫn chưa có được những loại pháo gắn trên xe tải như vậy. Vào tháng 4, họ đã đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin mới để có được hệ thống pháo gắn trên xe (MGS) cho các đơn vị pháo binh.

RFI (yêu cầu cung cấp thông tin) mới kêu gọi các nhà thầu cung cấp hệ thống pháo gắn trên xe cỡ nòng 155/52. Với pháo kiểu này, quân đội Ấn Độ có thể theo đuổi phương châm bắn và chạy, di chuyển đến vị trí khác để tránh pháo phản lực và sự phát hiện từ các toán giám sát của đối phương.

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.