Cuộc đấu xe tăng Trung Quốc-Ấn Độ trên ‘nóc nhà thế giới’ Himalaya lạnh giá

0:00 / 0:00
0:00
Xe tăng Arjun của quân đội Ấn Độ
Xe tăng Arjun của quân đội Ấn Độ
TPO - Hai tháng trước, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã rút bớt lực lượng quân sự đóng quân xung quanh hồ Pangong, một khu vực tranh chấp trên biên giới Trung-Ấn, phía tây Himalaya.

Việc rút quân là bước đầu tiên để xoa dịu căng thẳng trên biên giới tranh chấp. Nhiều khu vực thuộc vùng tranh chấp đã được quân sự hóa mạnh kể từ sự kiện 20 quân nhân người Ấn Độ và ít nhất 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng theo kiểu thời trung cổ, ẩu đả bằng đá, gậy gộc ở Thung lũng sông Galwan gần đó gần một năm trước.

Quân đội Ấn Độ đã công bố các bức ảnh, video và không ảnh về cuộc rút quân, cho thấy quân đội Trung Quốc đang tháo dỡ boongke, dỡ bỏ lều và sơ tán khỏi khu vực.

Tuy nhiên, thú vị nhất là những hình ảnh cho thấy số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép. Truyền thông Ấn Độ đưa tin, chỉ riêng Trung Quốc đã rút 200 xe tăng khỏi khu vực này.

Quy mô của lực lượng thiết giáp cho thấy cả hai bên đều khá nghiêm túc trong việc củng cố binh lực trên biên giới và cho thấy những vụ bạo lực tiếp theo ở biên giới có thể leo thang thành một cái gì đó chết chóc hơn nhiều.

Nhìn chung, việc triển khai thiết giáp quy mô lớn ở các vùng núi với độ cao lớn là rất hiếm, đặc biệt là ở dãy Himalaya.

Theo các chuyên gia quân sự, áp suất không khí thấp, điều kiện đóng băng và địa hình gồ ghề khiến việc vận hành và bảo dưỡng những phương tiện này trở nên khó khăn và thường dẫn đến tổn thất do hao mòn hoặc hỏng hóc cơ khí.

Theo một tướng Ấn Độ đã nghỉ hưu, cứ sau 2-3 giờ, các xe tăng và xe bọc thép phải được khởi động lại và nổ máy trong 30 phút để ngăn hiện tượng đóng băng các chất lỏng.

Thách thức đó được cho là một yếu tố quan trọng trong quyết định rút lại lực lượng thiết giáp của cả hai nước khỏi Pangong Tso.

Một sĩ quan cấp cao của Quân đội Ấn Độ nói với The Wire rằng: "Bắc Kinh hoặc Delhi đơn giản là không thể bỏ qua vấn đề này và cả đôi bên đều hiểu khó khăn chung đó".

Đó cũng là lý do mà xe tăng và máy bay- vì các yếu tố độ cao, nhiệt độ cực thấp và không khí loãng- đóng một vai trò rất hạn chế trong cuộc chiến tranh Trung- Ấn năm 1962 kéo dài một tháng trên Himalaya. Trong cuộc chiến đó, Ấn Độ đã điều 6 xe tăng hạng nhẹ AMX-13 tới khu vực ngay phía nam Pangong Tso, nhưng để chúng lập chiến công là cực kỳ khó khăn, và thực tế là không có trận đánh xe tăng quy mô lớn nào.

Bản thân cuộc chiến năm 1962 đã là một nỗi xấu hổ đối với Ấn Độ, quốc gia có hơn 8.000 binh sĩ thiệt mạng, bị thương, bị bắt hoặc mất tích và mất lãnh thổ. Trung Quốc có 722 binh sĩ thiệt mạng và 1.697 người bị thương.

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều củng cố binh lực sau cuộc chiến năm 1962.

Ngày nay, lực lượng xe tăng của Ấn Độ được tạo thành chủ yếu từ ba loại. Hai trong số đó, xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72 "Ajeya" và T-90 "Bhishma", được chế tạo tại Ấn Độ theo thiết kế của Nga. Chiếc thứ ba, Arjun, là thiết kế của Ấn Độ.

Các xe tăng của Nga, được thiết kế để hoạt động trong điều kiện giá lạnh, chiếm phần lớn trong đội hình khoảng 4.000 xe tăng của Ấn Độ. Xe tăng nội địa Arjun gặp khó khăn trong triển khai và chỉ có 124 chiếc đang hoạt động.

Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc, hay PLA, duy trì một số lượng lớn các mẫu xe kế thừa từ Chiến tranh Lạnh, như xe tăng Type 59, Type 69 và Type 80/88, nhưng lực lượng xe tăng của Trung Quốc tập trung vào ba mẫu xe hiện đại: Type 96 và Type 99 và Type 15 mới.

Cuộc đấu xe tăng Trung Quốc-Ấn Độ trên ‘nóc nhà thế giới’ Himalaya lạnh giá ảnh 1

Tăng Type-15 của quân đội Trung Quốc

Trong khi Type 96 và Type 99 là MBT, Type 15 là một trong số ít xe tăng hạng nhẹ được phát triển trong thế kỷ này.

Type 96 và Type 99 lần lượt nặng khoảng 42 tấn và 54 tấn, được trang bị pháo 125 mm, trong khi Type 15 chỉ nặng 35 tấn và có pháo 105 mm.

Để so sánh, các xe tăng T-72, T-90 và Arjun của Ấn Độ lần lượt nặng khoảng 41 tấn, 46 tấn và 68 tấn. T-72 và T-90 được trang bị pháo 125 mm và Arjun 120 mm.

Mặc dù nhỏ hơn và kém về pháo, nhưng Type 15 có khả năng hoạt động ở địa hình đèo núi của dãy Himalaya tốt hơn nhiều so với các đối thủ của Ấn Độ.

Type 15 chỉ là một trong số vô số hệ thống vũ khí mới của PLA được thiết kế với mục đích hướng tới các hoạt động trên núi và Trung Quốc đã thể hiện điều này trong một số cuộc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng.

Bộ chỉ huy quân sự Tân Cương và Tây Tạng của PLA đều đã nhận được Type 15. Chúng cũng đã được triển khai tới biên giới Trung-Ấn, cũng như các xe tăng T-72 và T-90 của Ấn Độ.

MỚI - NÓNG