TP - Dù hợp đồng cho thuê đất giữa Nông trường Cao su Bời Lời (NTCSBL) tại huyện Trảng Bàng, Tây Ninh với các hộ dân trồng cao su có thời hạn đến năm 2043, nhưng nay UBND thị xã Trảng Bàng vẫn quyết định thu hồi đất của các nông hộ vì cho rằng, hợp đồng trên sai quy định.
TPO - Nhiều hộ dân thuê đất của Nông trường Cao su Bời Lời (NTCSBL) ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh để trồng cao su có thời hạn đến năm 2043 bất ngờ nhận được quyết định thu hồi đất vì cho rằng hợp đồng trên sai quy định.
Nhiều hộ dân trồng cao su huyện Đồng Phú khoan lỗ và dùng khí ethylene kích mủ cao su, hình thức khai thác này ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của cây.
TP - Báo Tiền Phong ngày 26/11/2013 có bài “Trồng cao su nhưng lại xâm hại rừng” phản ánh những sai phạm của Công ty TNHH MTV Bình Dương -Thuộc Tổng công ty 15 (Binh đoàn 15) trong việc thuê đất rừng nghèo trồng cao su ở Gia Lai.
TP - Năm 2005, ông Trần Văn Khanh được điều về làm Giám đốc Cty Bình Dương (nay là Cty TNHH MTV Bình Dương đóng trên địa bàn tỉnh Gia Lai), đến tháng 5/2012, ông chuyển đi khỏi đơn vị này. Gần 8 năm ở đây ông Trần Văn Khanh đã biến Cty này thành đơn vị thua lỗ, nợ nần, đặc biệt tự ý phá hàng nghìn ha rừng để trồng cao su.
TP - Báo Tiền Phong ngày 12-9 đăng bài “ Lấn chiếm đất trồng cao su tại Chư Păh, Gia Lai: Cần xử lý dứt điểm” . Ngày 27-11 Công an tỉnh Gia Lai đã tiến hành khởi tố, tạm giam Ksor Jaih và Ksor Pyếu về hành vi “ Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” theo Điều 173, Bộ luật hình sự.
TP - Liên quan loạt bài phản ánh trên báo Tiền Phong về vụ việc Cty TNHH MTV Cao su Quảng Nam phá hàng trăm héc ta rừng để trồng cao su, ngày 4-11, làm việc với PV tại Văn phòng báo Tiền Phong ở Đà Nẵng, ông Nguyễn Duy Phúc - Giám đốc Cty thừa nhận: “Chúng tôi đã sai”.
TP - Liên quan đến loạt bài phá rừng trồng cao su ở Nông Sơn (Quảng Nam) đăng trên Tiền Phong (số ra ngày 30 và 31-10-2012), phóng viên có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng Sở NN&PTNT. Cả hai cơ quan này khẳng định chỉ biết vụ việc khi đọc báo .
TP - Cty cao su Quảng Nam phá hàng trăm héc ta rừng kiểu “tiền trảm hậu tấu”. Chủ trương đã ra, cứ thế mà “trảm” rừng! Hơn 630 ha rừng kéo dài từ thôn Tứ Dũ đến Cấm La (Quế Lâm), nhiều chỗ cây cao su đã mọc quá đầu người thay cho những héc ta rừng sản xuất, rừng đặc dụng trước kia.
TP - Mới được cấp phép trồng thử nghiệm 152ha nhưng từ năm 2009 đến nay, Cty Cao su Quảng Nam đã tự ý cơi nới diện tích trồng cao su lên tới 630ha và đang tiếp tục dọn dẹp mặt bằng hơn 4 ngàn ha rừng để tiếp tục trồng. Như vậy, dù UBND tỉnh Quảng Nam mới đồng ý về mặt chủ trương nhưng về cơ bản, gần 1 ngàn ha rừng tự nhiên, đặc dụng, phòng hộ, sản xuất, rừng trồng của dân, rừng trồng 661... ở xã Quế Lâm (Nông Sơn) đã được phá xong.
TP - Chiều 11-5, tin từ UBND huyện A Lưới (tỉnh TT- Huế) cho biết, từ ngày 15 đến hết tháng 5, các cơ quan chức năng huyện này sẽ triển khai biện pháp hỗ trợ dân xã A Roàng khắc phục toàn bộ diện tích rừng cao su non bị thú rừng liên tục cắn phá nhiều tháng lại đây (xem Tiền Phong ngày 1-3-2012).
TP - Chiều 30-3, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Trí Ngọc cho biết, quan điểm của Bộ NN&PTNT là chỉ trồng cao su thí điểm trên diện hẹp tại Đông Bắc, không làm theo phong trào. Tuyệt đối không lấy nông dân làm thí nghiệm.
TP - Dù không có trong quy hoạch nhưng các tỉnh Đông Bắc vẫn trồng gần 1.800 ha cao su. Trong vụ rét kéo dài năm 2010- 2011 hơn 87% diện tích cao su chết toàn bộ hoặc phải phá bỏ trồng lại.