Trong 'bão' dịch tả lợn châu Phi: Việt Nam có bao nhiêu vùng an toàn dịch bệnh?

Do tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản rất lớn nên một số công ty đã có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm với quy mô và công suất lớn hơn để xuất vào thị trường này.
Do tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản rất lớn nên một số công ty đã có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm với quy mô và công suất lớn hơn để xuất vào thị trường này.
TPO - Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tập trung các nguồn lực hỗ trợ các các địa phương, doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam cũng như của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) để tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến hết năm 2019, có 221 cơ sở, chuỗi sản xuất và vùng chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh (ATDB), trong đó có 7 vùng (huyện) ATDB và 214 cơ sở, chuỗi chăn nuôi.

 Đến nay, cả nước có 32 vùng ATDB (trong đó có 31 vùng cấp huyện và 1 vùng cấp tỉnh), 138 cơ sở ATDB cấp xã và 1.662 cơ sở ATDB cấp trang trại. 

 Đối với ngành chuôi lợn, đến nay, cả nước ả nước đã có 860 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh và hàng chục doanh nghiệp chăn nuôi lớn bảo đảm an toàn sinh học nên lợn không mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). 

 Các doanh nghiệp lớn có chuỗi sản xuất thịt lợn như các công ty CP, Masan, Mavin,... đã và đang mở rộng hàng trăm điểm bán thịt lợn chất lượng, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố (Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, TP. Hồ Chí Minh,.) để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Canh tý. 

 Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tập trung các nguồn lực hỗ trợ các các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và theo khuyến cáo của OIE để tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Trong 'bão' dịch tả lợn châu Phi: Việt Nam có bao nhiêu vùng an toàn dịch bệnh? ảnh 1 Hiện cả nước đã có 860 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh và hàng chục doanh nghiệp chăn nuôi lớn bảo đảm an toàn sinh học nên lợn không mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). 

Đối với gia cầm, có Cty Phú Gia tại Thanh Hóa, Công ty Koyu& Unitek tại Đồng Nai, Công ty CP tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Phước. Tổ chức thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với gà tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

Trong khi đó, đối với ngành hàng lợn, cơ quan thú y đã hỗ trợ các Công ty GreenFeed tại Bình Thuận, Masan tại Nghệ An. Bộ NN&PTNT đã đề nghị OIE cử các chuyên gia sang hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi, vùng ATDB, trong đó có chuỗi chăn nuôi lợn tại Bình Thuận, chuỗi chăn nuôi gia cầm ATDB tại Bình Phước để xuất khẩu.

 Bên cạnh xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, năm qua, Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ xúc tiến các thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp, như: Xuất khẩu sản phẩm sữa, yến sào sang Trung Quốc, trứng muối sang Singapore; xuất khẩu thịt lợn, thịt gà, sản phẩm sữa, tổ yến sang Hồng Kông, xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản.

Đặc biệt, sau nhiều năm đàm phán, tháo gỡ, ngày 16/10/2019, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có thông báo, chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam.

Công ty Cổ phần sữa TH là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đủ điều kiện được Hải quan Trung Quốc cấp mã số để xuất khẩu 2 nhóm sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc. Đây là dấu mốc quan trong và là cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam.

 Hay về sản phẩm yến sào, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đang hoàn tất việc thẩm định hồ sơ và sẽ tổ chức Đoàn thanh tra sang Việt Nam kiểm tra các cơ sở nuôi yến đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc vào đầu năm 2020.

Ngoài ra, theo Cục Thú y, qua các cuộc làm việc, trao đổi, Cơ quan Thú y Hồng Kông đồng ý nhập khẩu tổ yến từ Việt Nam với điều kiện các lô hàng xuất khẩu sang Hồng Kông phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu do Cục Thú y cấp và chứng nhận sản phẩm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và phù hợp cho người tiêu dùng. 

 Liên quan đến xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản, Nhật đang xem xét hồ sơ của 2 nhà máy của Công ty Cổ phần C.P Việt Nam tại TPHCM và Bình Phước và dự kiến sẽ cử đoàn thanh tra sang kiểm tra thực tế vào tháng 6/2020.

Trong 'bão' dịch tả lợn châu Phi: Việt Nam có bao nhiêu vùng an toàn dịch bệnh? ảnh 2 Singapore và Hồng Kông đã đồng ý nhập khẩu các sản phẩm trứng gia cầm chế biến của các công ty Meko, Ba Huân và Trại Việt.

Theo Cục Thú y, hàng năm, các công ty đã xuất khẩu thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản với giá trị khoảng 11 triệu USD. Dự kiến trong năm 2020 riêng Công ty Koyu & Unitek tại Đồng Nai sẽ xuất khẩu khoảng 3.625 tấn thịt gà chế biến, trị giá khoảng gần 20 triệu USD.

Do tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản rất lớn nên một số Công ty đã có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm với quy mô và công suất lớn hơn. Đơn cử như Công ty CP Việt Nam đang đầu tư xây dựng chuỗi trang trại chăn nuôi, nhà máy giết mổ, chế biến ở tỉnh Bình Phước với kinh phí trên 230 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2020.

Công ty Koyu & Unitek dự kiến đầu từ nhà máy giết mổ, chế biến mới ở tỉnh Long An; Công ty Phú Gia đã đầu tư xây dựng chuỗi trang trại, nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm ở tỉnh Thanh Hóa...).

 Ngoài ra, cơ quan Thú y của Singapore và Hồng Kông đã đồng ý nhập khẩu các sản phẩm trứng gia cầm chế biến của các công ty: Meko, Ba Huân và Trại Việt. Hiện nay, việc xuất khẩu trứng gia cầm chế biến từ Việt Nam sang hai thị trường trên khá thuận lợi, với sản lượng mỗi năm khoảng 20 triệu quả trứng các loại sang các thị trường này.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.