Bộ trưởng NN&PTNT: Găm hàng, thổi giá lợn coi chừng 'gậy ông đập lưng ông'

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cảnh báo các doanh nghiệp, trang trại về tình trạng găm hàng, thổi giá
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cảnh báo các doanh nghiệp, trang trại về tình trạng găm hàng, thổi giá
TPO - Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cảnh báo, nếu người nuôi, hay các doanh nghiệp có ý định găm hàng, thối giá giá lợn sẽ gây những hậu quả rất lớn, thậm có thể rơi vào tình cảnh “gậy ông đập lưng ông”.

Ngày 22/12, khi kiểm tra tình hình chăn nuôi và công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Bắc Giang, Bộ trưởng Cường cho biết, các nguồn thực phẩm đều tăng, dồi dào cho dịp Tết sắp tới, bù đắp một phần thiếu hụt thịt lợn.

Theo ông Cường, qua kiểm tra, các địa phương đang thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về tập trung tăng cường sản xuất đa dạng các loại thực phẩm. Đàn gia cầm cả nước tăng 15%, thủy sản tăng hơn 6% và đại gia súc tăng 4,5%, nên không lo về nguồn cung thực phẩm.

Về chăn nuôi lợn, ông Cường cho biết, sau khi dịch bệnh giảm xuống mức có thể kiểm soát được, công tác tái đàn đang được đẩy mạnh. Đặc biệt, các doanh nghiệp lớn, trang trại đều coi trọng và đảm bảo nghiêm ngặt chăn nuôi an toàn sinh học.

Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn thực phẩm dịp Tết sắp tới, Bộ trưởng Cường cho biết, ngành chăn nuôi phải tăng sản xuất, tăng sản lượng, không chỉ về lợn mà còn là nhiều nguồn thực phẩm khác như gia cầm, thủy sản hay gia súc. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu.

Cùng đó, ông Cường cũng đề nghị, các lực lượng chức năng cần kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng xuất lậu lợn sang Trung Quốc, giúp ổn định thị trường trong nước, hạn chế nguy cơ lây lan dịch.

Bộ trưởng NN&PTNT: Găm hàng, thổi giá lợn coi chừng 'gậy ông đập lưng ông' ảnh 1  Theo Bộ trưởng NN&PTNT quá trình đẩy mạnh tái đàn các doanh nghiệp, hộ nuôi cần hết sức lưu ý về giải pháp an toàn sinh học để tránh thiệt hại.

Ông Cường cũng lưu ý, không để tình trạng trục lợi, găm hàng, thổi giá thịt lợn. Bởi, nếu nếu găm hàng, chịu hậu quả trước tiên là người nuôi vì khi quá lứa thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm. Nếu găm hàng đến một lúc nào đó nó "đổ giá", người nuôi sẽ lỗ.

“Chưa kể, thời tiết đầu Xuân sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh và cuối cùng nếu khi thị trường quay lưng, không dùng thịt lợn nữa do giá cao thì chắc chắn sẽ lỗ”, ông Cường nói.

Bộ trưởng cũng lưu ý quá trình tăng sản xuất, ngoài đảm bảo an toàn thì vấn đề thương mại phải hết sức chú ý để đảm bảo đúng quy luật thị trường.

“Anh phát triển chăn nuôi hạ giá thành bằng quy trình sản xuất tốt nhất, giá bán hợp lý đến tuổi là bán, đó là những nhóm giải pháp chung mà chúng ta đề ra, đảm bảo cung ứng không chỉ đủ thực phẩm mà còn đủ cơ bản đáp ứng những nhu cầu chủng loại”, ông Cường nói.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT,hiện các doanh nghiệp lớn đáng đóng vai trò hạt nhân, vì phần lớn đàn giống, với 109 nghìn con lợn cụ, kỵ, ông bà và một lượng rất lớn trong 2,5 triệu con lợn nái là của doanh nghiệp lớn.

“Hạt nhân không chỉ cung ứng những sản phẩm con giống, thức ăn tốt nhất mà phải còn làm chủ dẫn dắt car về mặt thị trường…đừng đưa giá tăng quá mức là “gậy ông đập lưng ông”, người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm khác, nguồn hàng nhập tràn về và các doanh nghiệp khi đó sẽ khó chống đỡ trên sân nha”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Cường cũng cho rằng, hiện do qua quá quá nhiều là một trong những nguyên nhân đẩy giá thịt lợn lên cao. Do vậy, cần khâu sản xuất, thương mại gắn với tiêu dùng càng gần, càng tốt.

Bộ trưởng NN&PTNT: Găm hàng, thổi giá lợn coi chừng 'gậy ông đập lưng ông' ảnh 2

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nhờ nguồn cung từ thịt gia cầm, thủy sản, trâu bò..., nên không lo thiếu thực phẩm cho dịp Tết sắp tơi

“Trong chuỗi đóm chúng tôi đề nghị các địa phương đặc biệt là ngành Công Thương phối kết hợp chỉ đạo để cho đảm bảo khâu ngắn nhất, không có trung gian đẩy giá, để người tiêu dùng chấp nhận được, và người tiêu dùng chấp nhận được thì người sản xuất có lợi. Hai bên gặp nhau thì nó mới ra một ngưỡng tích cực nhất”, ông Cường nói.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng NN&PTNT, về lâu dài, cần có chiến lược phát triển các nhóm thực phẩm để cân đổi dinh dưỡng, bổ sung thêm rau quả, sữa, thủy sản…

“không thể nào cơ cấu một bữa ăn 70% trên mâm cơm là thịt lợn mà đảm bảo an toàn về các mặt được, rõ ràng cái này phải thay đổi nhận thức thì chúng ta phải tập trung tuyên truyền”, Bộ trưởng nói.

Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT,Việt Nam có thể thêm nguồn dinh dưỡng từ sữa, thủy sản…Đây không chỉ vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, mà vì nhu cầu thị trường cân bằng, hợp lý hài hòa khoa học có lợi cho sản xuất, có lợi phát triển bền vững trước các nguy cơ biến động rủi ro và trước hết là có lợi cho sức khỏe, sức tiêu thụ của chính xã hội.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.