Báo cáo cho rằng rằng, Triều Tiên có thể triển khai các vũ khí hạt nhân trên để chống lại phương Tây nếu Bình Nhưỡng bị khiêu khích.
Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định rằng Bình Nhưỡng đang cố gắng phát triển một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để có thể gắn vào một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM.
Tên lửa KN-08 của Triều Tiên có tầm bắn đạt 9.000km, có thể đặt nước Anh và một số vùng của Mỹ trong tầm bắn của nó. Đô đốc Bill Gortney, Tư lệnh Cơ quan chỉ huy quốc phòng Bắc Mỹ, cho rằng tên lửa KN-08 hiện đã được đưa vào sử dụng.
Theo bản đồ chỉ số đo lường sức mạnh quân sự Mỹ năm 2016, cả Anh và nhiều khu vực của Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa trên.
Bản báo cáo trên được các chuyên gia phân tích dữ liệu quân sự tại Viện nghiên cứu chiến lược Conservative thuộc quỹ The Heritage Foundation đưa ra. Theo đó, Triều Tiên đã sở hữu lực lượng tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công các căn cứ quân sự của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ tại châu Á.
Sơ đồ tầm bắn của các loại tên lửa do Bình Nhưỡng sở hữu: 1) tên lửa tầm ngắn 500km Scud, 2) tên lửa tầm trung No-Dong 1 tầm bắn 1.300km, 3) Tên lửa trên tầm trung Musudan 4 tầm bắn 4.000, 4) Tên lửa KN-08 tầm bắn xuyên lục địa 9.000km và 5) Tên lửa Taepo Dong 2 tầm bắn xuyên lục địa 10.000km. Ảnh: Heritage
“Bình Nhưỡng đã triển khai ít nhất 400 quả tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud, 300 quả tên lửa tầm trung No-Dong, từ 100-200 tên lửa tầm trung Musudan”, báo cáo viết. Còn tên lửa tầm xa Taepo Dong 2, hiện vẫn trong giai đoạn chế tạo, có thể bắn xa nhất tới Chicago (Mỹ), theo các nhà phân tích.
Tháng trước, Bình Nhưỡng đe dọa sẽ tấn công Mỹ bằng “vũ khí hạt nhân” bất cứ khi nào, trang mạng Mirror đưa tin.
Cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên hiện đang được khởi động trở lại sau những căng thẳng với Hàn Quốc gần đây. Tổ hợp hạt nhân Yongbyon đang hoạt động 100% công suất, theo hãng tin nhà nước Triều Tiên KCNA. Bình Nhưỡng còn tuyên bố rằng các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang được cải thiện cả về chất và số lượng.