Coreas nằm trong nhóm các em nhỏ đầu tiên được tiêm chủng sau khi Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho phép tiêm vắc xin Pfizer liều thấp cho trẻ em 5-11 tuổi vào ngày 2/11.
Trước đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ ngày 29/10 cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Pfizer cho trẻ em 5-11 tuổi. Theo khuyến cáo của FDA, trẻ em sẽ được tiêm vắc xin liều 10 microgram, bằng 1/3 so với liều tiêm của những người từ 12 tuổi trở lên (30 microgram).
Lọ vắc xin cho trẻ em của Pfizer. Ảnh: AP |
Ảnh: Reuters |
Số trẻ em được tiêm vắc xin trong ngày đầu tiên còn hạn chế, vì 15 triệu liều vắc xin đầu tiên vẫn đang được phân phối đến các địa phương. Dự kiến, trẻ em Mỹ có thể bắt đầu được tiêm vắc xin rộng rãi vào tuần tới.
“Chúng tôi rất phấn khởi”, mẹ của Coreas, Alma Benavides (một chủ doanh nghiệp nhỏ 37 tuổi) cho biết khi đưa con đi tiêm ở phòng khám Mary (Washington). “Chúng tôi đã chờ đợi ngày này từ rất lâu, và điều này rất đặc biệt đối với tôi.”
Maria Stout đưa hai con gái Celeste (9 tuổi) và Victoria (11 tuổi) đến bệnh viện Nhi đồng Rady ở San Diego để tiêm mũi COVID-19 đầu tiên vào sáng 3/11, sau khi một người bạn tiết lộ với cô rằng trang web của bệnh viện đã mở lịch hẹn tiêm. “May mắn là tôi nắm được thông tin để đăng ký sớm”, Stout nói.
Các chuỗi hiệu thuốc lớn như Walgreens Boots Alliance, CVS Health và Rite Aid cũng đã bắt đầu xếp lịch tiêm vào cuối tuần. “Chúng tôi đã nhận được rất nhiều đơn đăng ký tiêm và đang lên lịch”, Giám đốc điều hành CVS Karen Lynch cho biết. “Dự kiến, sẽ có 2.500 cửa hàng của CVS bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ em từ cuối tuần này.”
Bé Renan Rojas (5 tuổi) ngồi trong lòng mẹ khi đi tiêm vắc xin ở San Diego (California). Ảnh: Reuters |
Bé Josclyn Ledisma (5 tuổi) tiêm mũi vắc xin đầu tiên ở phòng khám Mary (Washington). Ảnh: Reuters |
Celeste Stout (9 tuổi) và chị gái Victoria (11 tuổi) cùng đi tiêm vắc xin. Ảnh: Reuters |
Spraya Yamini (10 tuổi) nắm chặt tay bố khi tiêm vắc xin. Ảnh: Reuters |
Tiến sĩ Monica Gandhi, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California (San Francisco) cho biết việc chấp thuận tiêm vắc xin cho trẻ em là đặc biệt quan trọng vì đây là nhóm trẻ đang trong độ tuổi đi học.
CDC Mỹ đã trình bày dữ liệu cho thấy cứ 1 triệu mũi vắc xin được tiêm có thể ngăn ngừa từ 80 đến 226 trường hợp nhập viện ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Hãng dược Pfizer và BioNTech cho biết vắc xin của họ đạt hiệu quả ngăn ngừa nhiễm bệnh có triệu chứng ở nhóm đối tượng này lên tới 90,7%.
Bé Carter Giglio (8 tuổi, ở Washington) khoe vết tiêm. Ảnh: AP |
Bác sĩ Rhonda Achonolu nắm tay con trai Amechi (7 tuổi) khi đưa con đi tiêm vắc xin. Ảnh: AP |
Một bé gái dán sticker "Đã tiêm vắc xin COVID-19". Ảnh: AP |
Bé Cate Zeigler-Amon (10 tuổi) hào hứng khi đi tiêm. Ảnh: AP |
Leah Lefkove (9 tuổi) chờ bố chuẩn bị vắc xin trước khi tiêm ở Decatur (Georgia). Ảnh: AP |
Một bé trai ôm "Bác sĩ Gấu" sau khi tiêm chủng tại một bệnh viện nhi ở Washington. Ảnh: AP |
Một bé trai cùng mẹ chụp ảnh "tự sướng" sau khi tiêm vắc xin ở San Jose (California). Ảnh: Reuters |
Các em nhỏ ngồi chờ tiêm vắc xin ở New York. Ảnh: AP |
Việc tiêm vắc xin sẽ giúp đảm bảo trẻ em không bị gián đoạn việc học, và được tham gia nhiều hoạt động hơn khi các nước phương Tây chuẩn bị bước vào mùa lễ hội.
“Tôi nghĩ mọi người sẽ thoải mái hơn trong các buổi họp mặt gia đình mà không phải đeo khẩu trang vì những đứa trẻ bây giờ cũng đã được tiêm phòng”, Tiến sĩ William Schaffner - thành viên ban cố vấn vắc xin của CDC Mỹ - cho biết.