Giáo sư Neena Modi thuộc trường Cao đẳng Hoàng Gia London cho biết: "Kết quả khảo sát này là cực kì đáng lo ngại. Tại thời điểm này, cứ 3 trẻ có 1 trẻ bị thừa cân hoặc béo phì ở độ tuổi 10, và cứ 3 trẻ có 1 trẻ bị sâu răng ở tuổi thứ 5. Con số này thực sự đáng báo động về tình trạng lạm dụng đường trong chế độ ăn của trẻ và các nguy cơ về tình trạng sức khỏe".
Khảo sát được tiến hành trên 1.288 người lớn và 1.258 trẻ em, tất cả đều hoàn thành một chế độ ăn trong 3 hoặc 4 ngày.
Trong nghiên cứu này, trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 10 uống trung bình mỗi ngày 100ml sữa có đường và đường vẫn chiếm 13% khẩu phần calo của trẻ nhiều hơn 2 lần tương đương vượt 5% giới hạn khuyến cáo.
Trẻ và thanh thiếu niên trong độ tuổi 11-18 có chế độ ăn hàng ngày tăng 15% lượng đường – cao hơn 3 lần so với lượng đường khuyến cáo. Trong khi đó, người lớn ở độ tuổi 19-64 cũng là nhóm tiêu thụ nhiều đường, tăng 12% lượng đường trong chế độ ăn.
Khoảng 1/5 số trẻ dưới 5 tuổi và 1/3 số trẻ dưới 11tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. Do 13% khẩu phần calo hàng ngày là từ chất béo bão hòa trong chế độ ăn của trẻ từ 4 đến 10 tuổi.
TS Alison Tedstone, trưởng khoa dinh dưỡng thuộc Y tế Công cộng Anh cho biết: "Dữ liệu này cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng tất cả chúng ta nên ăn nhiều hoa quả, rau củ, chất xơ, dầu cá và cắt giảm tối đa lượng đường, muối và chất béo bão hòa để cải thiện sức khỏe".
Trẻ thừa cân hay béo phì cũng dễ bị thừa cân hay béo phì khi trưởng thành, dễ tăng nguy cơ tiến triển bệnh tim, bệnh tiểu đường týp 2 và một số bệnh ung thư.
Nghiên cứu cho thấy trẻ cũng như thanh thiếu niên và người lớn đều được khuyến khích nên dùng ít đồ uống ngọt có ga và giảm thiểu lượng đường trong chế độ ăn nói chung.