Trào ngược dạ dày - 'Bạn không mời của giới văn phòng'

Thường xuyên bị stress do áp lực công việc là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày
Thường xuyên bị stress do áp lực công việc là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày
Các thói quen ăn uống, làm việc và sinh hoạt không điều độ dễ dẫn đến các triệu chứng ợ nóng, ợ chua và khó tiêu.

Các thói quen dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Việc lạm dụng thức ăn nhanh, ăn không đúng bữa, ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, chua cay, thiếu rau xanh và hoa quả sẽ dẫn đến thiếu chất xơ. Ngoài ra, ăn vội, nhai không kĩ, ăn quá no, ăn đêm… cũng ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Dạ dày là cơ quan khi bị kích ứng sẽ sản sinh nhiều a-xit, một khi bị dư thừa, acid sẽ trào ngược lên thực quản gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Hút thuốc lá: Chất nicotine trong khói thuốc lá làm cho cơ thắt thực quản (giúp đóng mở chỗ nối thực quản dạ dày) bị suy yếu, hoạt động kém đi và gây trào ngược. Ngoài ra khói thuốc lá còn kích thích làm tăng chất Pepsine trong dạ dày – đây là chất ăn mòn và kích ứng dạ dày.

Stress - thủ phạm giấu mặt: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress có thể làm não bộ cảm nhận cơn đau rõ hơn và cơ thể nhạy cảm hơn với việc gia tặng độ axit. Stress làm dạ dày tiết nhiều a-xit hơn bình thường, đồng thời làm cơ thể "mất đi" hợp chất gọi là "prostaglandins" – chất này có tác dụng bảo vệ dạ dày trước sức tấn công của dịch vị và a-xit trong dạ dày. Ngoài ra stress cùng với sự kiệt sức làm cho hoạt động co bóp của thực quản và dạ dày không còn điều hòa nhịp nhàng nữa và có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản – bạn không mời mà tới của dân văn phòng

Chị Nguyễn Hồng Lê (34 tuổi, Q. Bình Thạnh) thường xuyên bị mọi người trong công ty dán mác “chảnh” do chị ít khi ra ngoài ăn cùng đồng nghiệp và tỏ ra rất kén ăn. Ít ai biết đằng sau mỗi món ăn đầy gia vị là “nỗi đau” mà chị Lê phải ráng chịu đựng: những cơn ợ nóng, ợ chua, khó tiêu ngày càng trầm trọng và từng bữa ăn bỗng trở thành “cực hình”!

Chị Lê chỉ là một trong 14 triệu người Việt Nam đang gặp phải các triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), vốn khá phổ biến ở các đối tượng văn phòng. Do đặc thù công việc ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, các đối tượng này thường xuyên: thức khuya, uống không đủ nước, bỏ bữa ăn sáng, ăn uống quá nhanh, ăn nhiều vào bữa tối, tiệc tùng với rượu bia, các món ăn nhiều gia vị… nên có nhiều nguy cơ mắc các chứng tiêu hoá. Vì thói quen sinh hoạt, ăn uống bị đảo lộn dẫn đến hiện tượng a-xit trong dạ dày gia tăng bất thường đồng thời bị trào ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản.

Làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tư vấn:

- Khám bệnh, theo dõi định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật.

- Bên cạnh đó, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

+ Hạn chế thức ăn béo, chiên xào, cay, nóng.

+ Ăn uống điều độ đúng giờ, không ăn quá khuya, ăn xong không nên nằm ngay mà phải cách 2 giờ sau mới đi nằm.

+ Khi nằm ngủ nên gối đầu cao, tránh nằm đầu ngang.

+ Bỏ thuốc lá, rượu bia, cà phê.

+ Tập thể dục nhẹ nhàng tránh để béo phì, béo bụng (“bụng bia”).

+ Không làm việc quá nặng nhất là những việc phải cúi khom lưng nhiều.

Theo Theo Phu nữ Online
MỚI - NÓNG
Ồ ạt đấu giá đất nền, cảnh báo hình thành các cơn 'sốt ảo'
Ồ ạt đấu giá đất nền, cảnh báo hình thành các cơn 'sốt ảo'
TPO - Bộ Xây dựng cho biết, việc nhiều địa phương đẩy mạnh tổ chức đấu giá đất nền tại các khu đô thị, khu dân cư mới thời gian qua được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, chuyên gia cũng cảnh báo để tránh hình thành các cơn "sốt ảo", gây nguy cơ mất an toàn, khi thị trường còn đang trong tiến trình hồi phục.