Trả giá vì thể thao cấp tập

TPO - Theo các chuyên gia sức khỏe : “Nếu bạn chọn cách tiêu hao năng lượng trái với sức tiếp thu tự nhiên của cơ thể thì cũng là đồng nghĩa với việc bạn đang hủy hoại sức khỏe của mình”.

Hiện có rất nhiều trường phái tập luyện thể hình “làm mưa làm gió” trên internet. Phụ nữ chúng ta đôi khi vì đặt mục tiêu “khỏe đẹp gấp gáp” mà trở thành tín đồ luyện tập cực đoan- máy móc làm theo một bài bản nào đó mà không hiểu quy trình tập và sức chịu đựng mà mình bỏ ra có hòa hợp với tình trạng cơ thể của mình không. 

Những quyết định cực đoan trong phòng thể hình

1- Chọn một môn tập vì bạn bè đã tập thử và ca ngợi
Cơ thể của bạn là một phiên bản không trùng lặp vì vậy chế độ vận động cũng như mọi nhu cầu khác ở bạn không thể copy nguyên xi từ người khác. Bạn cần lắng nghe cơ thể mình ngay ở những buổi đầu làm quen với một môn thể thao. Không nhất thiết phải làm đủ ngần ấy động tác. Ví dụ: nếu sách ghi “Lặp lại 8 lần”, bạn sẽ thử và nếu thấy 6 lần là đủ thì bạn nên chủ động cắt giảm. Ngược lại có một số động tác khiến bạn thoải mái bạn có thể thưởng thêm cho mình vài lần lặp lại. 

2- Sáng đã chạy rồi thì chiều tối không cần tập động tác chân ở phòng thể hình nữa.
Sai! Bạn không thể áp dụng nguyên tắc bù trừ của dinh dưỡng vào vận động cơ bắp! Cơ bắp ở chân giúp cơ thể chúng ta sản sinh một lượng lớn testosterone-hormone tiền thân chịu trách nhiệm tái tạo tế bào mới. Vì thế những động tác tay, lưng vai có thể điều chỉnh giảm nhưng phần chân cần duy trì tần suất vận động mạnh. Đây là “đầu máy phát điện” của cơ thể. Nếu bạn tăng cường các bài đạp xe, chạy trên máy cơ thể bạn sẽ tích góp được một “gói” năng lượng dự trữ cung cấp cho bạn vào cả những ngày không đến phòng tập. Nhiều chị em đã sai khi chú trọng các động tác tay và bụng, làm thế không khác nào bạn xây nhà mà bỏ qua công đoạn đổ móng.

Trả giá vì thể thao cấp tập ảnh 1

3- 30 phút chạy nhanh dốc sức sẽ hơn 60 phút chạy tốc độ trung bình
Không ít người tin rằng “Sau một lần chạy tốc độ cao, cơ thể phải căng sức , người mệt lử như vậy lượng mỡ được đốt nhiều hơn so với kiểu chạy từ từ và kéo dài thời gian”. Trên thực tế kết quả ngược lại. Người chạy trong 60 phút đốt mỡ nhiều hơn. Chúng ta thường bị nhầm khi so sánh lượng mồ hôi toát ra từ hai kiểu tập. Kiểu tập dốc sức ra nhiều mồ hôi hơn, tiêu hao calo hơn nhưng lại không đốt mỡ nhiều hơn. Các chuyên gia sức khỏe gọi kiểu tập gấp đó là “đi tắt”. Có thể so sánh với việc rán tóp mỡ: nếu bạn rán một chảo mỡ với ngọn lửa nhỏ để mỡ chảy ra từ từ , bạn sẽ thu được nhiều mỡ hơn là rán với ngọn lửa to đùng đùng chỉ trong chớp nhoáng.

Cực đoan trong thời kỳ tập luyện 

1- Không chịu uống nước
Lớp mỡ dưới da phải chịu đựng cơn khô hạn dẫn đến rối loạn chế độ đốt mỡ, ảnh hưởng đến quy trình tập luyện.

2- Lặp lại động tác một cách thiếu sáng tạo
Khi các động tác tập quen thuộc được lặp lại mỗi ngày, cơ thể chúng ta sẽ trở nên quen và lười biếng. Cần phải thường xuyên thay đổi trình tự và thời lượng mỗi động tác để cơ thể có cơ hội đối diện với phản ứng bất ngờ, lượng calo phân tán được nhiều hơn.

3- Chỉ chú trọng động tác làm chắc cơ, bỏ qua việc tăng độ đàn hồi
Những động tác như kéo dây thép lò xo, bài tập mềm di chuyển chậm, nhảy bật lên bất ngờ…giúp tăng độ dẻo dai của cơ đồng thời phá huỷ tiến trình tích mỡ.

4- Tập luyện quá tải cơ bụng
Tập cơ bụng tích cực cần phải kèm theo các bài tập kéo siêu tăng cường thắt lưng, nếu không sẽ có nguy cơ tổn thương phần xương sống và dây chằng thắt lưng

5- Tự tẩm bổ với thuốc kích cơ bắp có thành phần như creatin và protein
Chỉ được uống thực phẩm chức năng nói trên nếu trong thành phần có L-carnitine

6- Không cho cơ bắp nghỉ ngơi
Luyện tập thái quá cũng có thể dẫn đến suy nhược

7- Trò chuyện trong lúc tập luyện
Hiệu quả bài tập giảm đi 50% nếu người tập không hoàn toàn tập trung và từng động tác.

8- Tập tích cực và rồi nghỉ dài nhân dịp ngày lễ
Cơ thể lười biếng sẽ tăng cân trở lại ngày trong quãng ngày nghỉ tập của bạn. Khi bắt đầu trở lại bạn sẽ ngại và khó khăn hơn trong việc giảm cân.

MỚI - NÓNG