Chiều 6/4, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã báo cáo kết quả phòng chống dịch trên địa bàn TPHCM.
Nghiên cứu 4 gói hỗ trợ cho kinh tế thành phố
Đồng thời, TPHCM đẩy mạnh giám sát phòng chống dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với 290.000 lao động. Xử lý triệt để ổ dịch quán bar Buddha trước ngày 25/4.
Bộ tiêu chí đánh giá tính rủi ro lây nhiễm tại doanh nghiệp gồm những gì?
Từ ngày 6/4, TPHCM ban hành bộ tiêu chí Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus corona tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, gồm 10 chỉ số thành phần....
Cụ thể, số lượng công nhân đang làm việc tập trung, mật độ người làm việc tại các phân xưởng, người lao động sát khuẩn trước khi ra vào công xưởng, tỷ lệ công nhân đeo khẩu trang lúc làm việc.
Ngoài ra, bộ tiêu chí còn nêu tỷ lệ công nhân được đo thân nhiệt trước khi vào làm việc, số người ăn tại nhà ăn, số công nhân đi làm bằng xe đưa đón, công ty phát khẩu trang cho công nhân, ca làm đêm...
Theo đó, mỗi chỉ số thành phần trong bộ tiêu chí này đều có điểm số để doanh nghiệp tự đánh giá. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TPHCM sẽ giám sát chỉ số rủi ro lây nhiễm của doanh nghiệp.
Nếu chỉ số rủi ro lây nhiễm từ 80-100% thì doanh nghiệp đó phải ngừng sản xuất. Chỉ số rủi ro lây nhiễm từ 50-80% thì doanh nghiệp phải có giải pháp để giảm rủi ro mới được sản xuất. Chỉ số từ 30-50% thì doanh nghiệp có thể sản xuất với điều kiện không có chỉ số thành phần từ 7 điểm trở lên.
Nếu chỉ số rủi ro dưới 30% thì doanh nghiệp được sản xuất với điều kiện phải kiểm tra định kỳ và khắc phục các hạn chế đối với chỉ số thành phần cao nhất. Dưới 10% tức ít rủi ro thì doanh nghiệp được sản xuất bình thường