Tổng thống Putin và sự hồi sinh của tình báo Nga

Tổng thống Vladimir Putin là biểu tượng sức mạnh của Nga trong những năm đầu thế kỷ 21. Nguồn: RIA-Novosti
Tổng thống Vladimir Putin là biểu tượng sức mạnh của Nga trong những năm đầu thế kỷ 21. Nguồn: RIA-Novosti
TP - Sau khi chìm vào quên lãng gần như đồng thời với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, tình báo Nga đã hồi sinh mạnh mẽ dưới thời cựu sĩ quan tình báo - Tổng thống Vladimir Putin, góp công lớn trong việc phục hưng nước Nga hùng cường. 

Tình báo Nga thắng thế ở Ukraine

Giáo sư Mark Galeotti công tác tại Trường Nghiên cứu chuyên ngành thuộc Đại học New York, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế và an ninh Nga, đúc kết: Cơ quan An ninh quốc gia Liên bang Nga (FSB) là yếu tố quyết định giúp Mátxcơva thắng thế trong các biến cố tại Ukraine. Nhận định của ông được chứng minh qua các phương thức tình báo sau:

Thứ nhất, Nga từ lâu đã chuẩn bị cho dạng xung đột như đang xảy ra tại Ukraine, trong đó gián điệp, sức mạnh vũ trang, tiềm lực tài chính, kỹ thuật thông tin và vận động chính trị là những phương thức được tình báo Nga triệt để tận dụng. Không ngẫu nhiên mà một năm trước biến cố chính trị Ukraine, trong chuyến thăm Kiev, Thượng tướng Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, phân tích: “Cách thức phi quân sự đã trở nên tối cần thiết đối với Nga và đôi khi nó còn vượt lên trên cả sức mạnh vũ trang truyền thống”.

Thứ hai, tình báo Nga duy trì chỗ đứng vững chắc tại Ukraine nhờ thừa hưởng “trái ngọt” từ Liên Xô, thời điểm mà hệ thống an ninh Ukraine là một nhánh của KGB. Nhờ đó, Mátxcơva dễ dàng định vị hành động quân sự của Ukraine, giải mã kế hoạch và thực hiện trước các hoạt động bán quân sự chống Kiev.

Thứ ba, Nga sử dụng hiệu quả lực lượng điệp viên hai mang. Theo một chuyên gia an ninh uy tín của Ukraine được giao nhiệm vụ săn tìm các điệp viên nhị trùng nước ngoài, gần 30% nhân viên Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) có thể là đầu mối cung cấp tin tức cho Nga. Dưới thời Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, sự can thiệp của Nga đối với SBU là rất rõ ràng.

“Lý tưởng của em là làm điệp viên, cho dù tên gọi này chẳng gợi chút cảm tình nào với mọi người trên thế giới. Xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân, em cảm thấy những cống hiến của điệp viên là hết sức to lớn”.

Cậu học trò Putin viết

Thứ tư, tình báo Nga thấm nhuần phương châm “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Dù ưu việt hơn Nga về công nghệ vệ tinh do thám và nghe lén, nhưng Mỹ và phương Tây vẫn thất bại toàn diện trong việc nắm kế hoạch của Nga đối với Crimea. Việc Nga sáp nhập chóng vánh Crimea được đánh giá là mẫu mực của phương thức tình báo truyền thống trong kỷ nguyên hiện đại. Theo đó, Nga giảm thiểu lộ thông tin bằng cách tổ chức phân tán và che giấu bí mật cho tới khi triển khai. Kremlin cũng đánh lừa tình báo phương Tây và phản gián Ukraine bằng việc dàn dựng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên khắp lãnh thổ Liên bang Nga để giấu ý định đối với Crimea. Đáng chú ý, thay vì sử dụng công nghệ truyền tin cơ yếu hiện đại, Mátxcơva truyền mật lệnh bằng phương thức cổ lỗ sĩ: Chuyển thư tay thông qua người đưa thư hay kênh mặt đất. Thăng trầm của KGB
Tổng thống Putin và sự hồi sinh của tình báo Nga ảnh 1 Ảnh chân dung sĩ quan tình báo Vladimir Putin lưu trữ tại KGB. Nguồn: RT
Ngày 13/3/1954, KGB được thành lập, hoạt động rộng cùng mạng lưới điệp viên nằm vùng trong hầu hết các lĩnh vực có thể làm vỏ bọc. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sứ mệnh của KGB chìm vào quên lãng. Giáo sư Andrei Soldatov, tác giả cuốn The New Nobility: The restoration of Russia’s Security State and the enduring legacy of the KGB (tạm dịch: Sự phục hồi của cơ quan an ninh Nga và di sản vĩnh viễn của KGB), cho rằng, năm 1991, ông Boris Yeltsin, Tổng thống đầu tiên của Nga, quyết định phá vỡ KGB bằng cách chia tổ chức này thành nhiều đơn vị an ninh nhỏ. Ông Yeltsin thành lập hai cơ quan tình báo riêng biệt: SVR - kiểm soát hoạt động tình báo ở nước ngoài và FSB - chuyên trách các vấn đề tình báo trong nước. Các quan chức hàng đầu KGB chuyển sang làm việc khác, một số ra nước ngoài. Trong khi đó, FSB mới thành lập, không đủ hấp dẫn để hút nhân tài.

Chỉ đến khi ông Vladimir Putin, cựu sĩ quan KGB, bước lên vũ đài chính trị nước Nga, FSB mới thực sự trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất Liên bang Nga. Tháng 7/2010, khi đó giữ cương vị Thủ tướng, ông Putin chính thức hồi sinh ngành tình báo Nga với những quyết định quan trọng nhằm cải tổ sâu rộng cấu trúc FSB. Theo đó, FSB đặt tại Lubyanka (trụ sở của KGB trước đây), chịu trách nhiệm các hoạt động phản gián, an ninh trong nước, chống khủng bố và do thám. Tất cả các cơ quan thực thi luật pháp và tình báo ở Nga đều hoạt động dưới sự điều hành của FSB.

Từ điệp viên tới lãnh đạo quyền lực nhất hành tinh

Giới tình báo Nga vẫn lưu truyền giai thoại về ước muốn trở thành điệp viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong một bài văn tiểu học, cậu học trò Putin viết: “Lý tưởng của em là làm điệp viên, cho dù tên gọi này chẳng gợi chút cảm tình nào với mọi người trên thế giới. Xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân, em cảm thấy những cống hiến của điệp viên là hết sức to lớn”. Năm 1970, khi 18 tuổi, Putin hiện thực hóa ước mơ trở thành điệp viên bằng việc theo học khoa Luật - Đại học Leningrad. Theo một số nguồn tin, khoa Luật thời kỳ này thực chất là lò đào tạo nhân tài của KGB. Bản thân ông Putin từng thừa nhận, KGB có ý định tuyển dụng ông trước khi tốt nghiệp đại học năm 1975.

Tổng thống Putin và sự hồi sinh của tình báo Nga ảnh 2 Bức tường Berlin sụp đổ (9/11/1989) đánh dấu sự suy yếu của KGB. Nguồn: Reuters
Đầu những năm 1980, ông Putin được triệu tập tới Mátxcơva để tham gia chương trình đào tạo những điệp viên tinh nhuệ trước khi đưa sang Đông Đức hoạt động. Năm 1984, đeo quân hàm thiếu tá, ông Putin nhận nhiệm vụ tại Cộng hòa Dân chủ Đức, với danh nghĩa Chủ nhiệm Hội Hữu nghị Xô-Đức (thực chất là cố vấn quân sự của KGB phái đến Stasi - cơ quan tình báo Đông Đức đặt tại thành phố Dresden). Thời kỳ này, thủ đô Berlin là trung tâm chiến tranh gián điệp giữa Đông và Tây.

Thời điểm đó, ông Putin là Tổ trưởng Tổ Tình báo Khoa học Kỹ thuật KGB của trạm Dresden Đông Đức. Với sự hợp tác của Stasi, tổ tình báo này hợp tác với nhiều nhân viên các hãng tên tuổi như IBM, Siemens…, thu được không ít thông tin mật về khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, Dresden là thành phố giáp biên giới Tây Đức, việc các nhân viên của Đông và Tây qua lại thường xuyên cũng là ưu thế cho công việc chiêu mộ gián điệp và thu thập tình báo của ông Putin. Nhờ đó, ông Putin nhiều lần được KGB khen thưởng, Stasi trao tặng huân chương.
Năm 1989, bức tường Berlin sụp đổ, khối Varsava giải thể, KGB bắt đầu suy yếu. Năm 1991, ông Putin rời KGB và bắt đầu bước chân vào con đường chính trị để sau đó trở thành một trong những lãnh đạo quyền lực nhất hành tinh.

2014 là năm thứ hai liên tiếp, Tổng thống Nga Putin được tạp chí Mỹ Forbes vinh danh là “người quyền lực nhất thế giới”, vì có công lớn trong việc sáp nhập bán đảo Crimea, xử lý cuộc đối đầu phương Tây liên quan khủng hoảng Ukraine và ký hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD với Trung Quốc. 

Luôn đi trước một bước trước Kiev và phương Tây trong các biến cố ở Ukraine, dẫn tới việc sáp nhập thành công Crimea vào Liên bang Nga, Cơ quan An ninh quốc gia Liên bang Nga - FSB (Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô - KGB trước đây) chứng minh tính hiệu quả trong công tác thu thập, phân tích thông tin và kịp thời tham mưu cho Mátxcơva trong cuộc chiến không tiếng súng.

Theo Foreign Affairs, Washington Post, Moscow Times
MỚI - NÓNG