“Cộng đồng quốc tế nên nói chung một tiếng nói để thúc ép quân đội Miến Điện (tên cũ của Myanmar – PV) ngay lập tức từ bỏ quyền lực mà họ nắm giữ”, ông Biden nói.
“Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Miến Điện trong thập kỷ qua vì những tiến bộ tiến tới dân chủ. Đảo ngược những tiến bộ đó sẽ đòi hỏi việc xem xét ngay lập tức việc áp dụng luật trừng phạt, sau đó là hành động phù hợp”, ông Biden nói.
Sự chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự ở Myanmar được đánh giá là một thành công lớn của chính quyền Obama, trong đó ông Biden là phó tổng thống. Thành công này cũng được đánh giá là sẽ đưa Myanmar dần xa rời quỹ đạo của Trung Quốc.
Nhưng nhà lãnh đạo từng là biểu tượng của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, vấp phải nhiều chỉ trích của phương Tây khi dè dặt lên án những chiến dịch của quân đội nhằm vào người Hồi giáo Rohinya. Hôm qua, bà và các chính trị gia cấp cao khác bị quân đội bắt giữ sau khi đảng của bà giành được thêm một chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử cuối năm ngoái.
“Mỹ đang lưu ý đến những người sát cánh với nhân dân Miến Điện trong thời gian khó khăn này”, ông Biden nói, ngụ ý nhắc đến Trung Quốc.
“Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác ở khu vực và trên thế giới để ủng hộ việc khôi phục dân chủ và pháp quyền, cũng như bắt những người đảo ngược sự chuyển đổi dân chủ ở Miến Điện phải chịu trách nhiệm”, Tổng thống Mỹ nói.
Trung Quốc hôm qua cũng đã lên tiếng về tình hình Myanmar, kêu gọi các bên giải quyết khác biệt một cách phù hợp trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật để bảo vệ ổn định chính trị và xã hội.